Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc - Nam Cao

DT

nhập vai lão hạc kể lại nỗi buồn khi bán con chó vàng

HB
11 tháng 10 2016 lúc 21:53

Bạn tham khảo nhé !

 

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người. Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay : –    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Ông giáo ngạc nhiên: –    Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…? Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót: –    Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ? Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ –    Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Ông giáo vỗ an, an ủi lão: –    Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ! Lão Hạc cố gượng cười: –    Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn! Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói: –    Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!     Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn: –    Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc.–    Việc gì thế cụ?–    Chuyện là thế này, ông giáo ạ! Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm. Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc: –    Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?!Lão Hạc vẫn năn nỉ:–    Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm!Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại:–    Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn? Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần: –    Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về!–    Vâng! Cụ lại nhà! Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”.kể lại truyện lão hạc bán chó

Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.

Bình luận (2)
HB
11 tháng 10 2016 lúc 22:07

Đây

 

Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.

Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…

Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi :
- Thế nó cho bắt à ?

 Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúcđã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết !
Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo :
- Ông giáo nói phải ! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo :
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?
Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo :
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng : “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.

Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:

- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác ?...
- Việc gì còn phải chờ khi khác ?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm...
- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Tôi nghiêm giọng lại...
- Việc gì thế, cụ ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ !

Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó...Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:
- Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?

Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:
- Không, ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?...
Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.

Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu :
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng :
- Ðược ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Tôi trở về nhà, con đường dường như ngắn hơn. Trên bầu trời, mây trắng vẫn nhẹ trôi bồng bềnh…(có thể thêm ý này hoặc không)

 

Bình luận (4)
TP
11 tháng 10 2016 lúc 22:16

Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.

Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…

Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi :
- Thế nó cho bắt à ?

 Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúcđã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết !
Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo :
- Ông giáo nói phải ! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo :
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?
Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo :
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng : “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.

Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:

- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác ?...
- Việc gì còn phải chờ khi khác ?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm...
- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Tôi nghiêm giọng lại...
- Việc gì thế, cụ ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ !

Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó...Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:
- Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?

Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:
- Không, ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?...
Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.

Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu :
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng :
- Ðược ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Tôi trở về nhà, con đường dường như ngắn hơn. Trên bầu trời, mây trắng vẫn nhẹ trôi bồng bềnh…

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
LY
Xem chi tiết
N8
Xem chi tiết
JK
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết