---Tham khảo--
Qua đoạn trích này chúng ta thấy Nguyễn Đình Chiểu rất khác Nguyễn Du về mặt sử dụng ngôn ngữ. Nếu như nhà thơ Tiên Điền cầu kì, điêu luyện, bác học bao nhiêu thì nhà thơ xứ Gia Định chất phác, hồn hậu bấy nhiêu trong nghệ thuật ngôn từ. Từ ngữ ở đây không mấy trau chuốt, hầu như không có những vế câu đăng đối chỉnh chu. Ngôn ngữ đổi thoại ở đây rất thực, rất sống, rất tự nhiên:
Thằng nào dám tới lẫy lừng ở đây
Trước gây việc dữ tại mày
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng...
Kể cả nhưng nhân vật rất nho nhã như Lục Vân Tiên, ngôn ngữ cũng tự nhiên như vậy:
... Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
Từ chàng Kim Trọng hào hoa phong nhã với những câu nói đầy điển tích:
Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.
đến Lục Vân Tiên là một khoảng cách rất xa.
Đặc biệt, Nguyễn Đình Chiểu dùng rất nhiều phương ngữ: tiểu thơ; chi; đàng, mầy, thiệt... Những từ đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ ấy đã khiến truyện Lục Vân Tiên mang một sắc thái rất riêng. Dường như hơi thở cuộc sông quê hương của chính nhà thơ đã ùa vào thiên truyện.