Hướng dẫn soạn bài Ngắm trăng - Hồ Chí Minh

PN
Nhận xét hình ảnh thơ ở cuối bài và đầu bài thơ. Qua đó em thấy được đặc điểm gì trong thơ Bác? Cảm nhận chung về Bác sau 2câu thơ cuối.
H24
13 tháng 2 2021 lúc 20:41

Vì bài này mình thấy bạn đăng trong mục soạn bài Ngắm trăng - Hồ Chí Minh nên mình sẽ trả lời theo nội dung bài này nhé !

- Hình ảnh ở cuối bài và đầu bài thơ có sự trái ngược :

Trong tù không rượu cũng không hoa

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Ở câu thơ đầu, tác giả nói lên sự thiếu thốn hoàn cảnh khi ngắm trăng : không rượu, không hoa,...

Ở cuối bài thơ, tác giả đã sử dụng phép nhân hóa, cho phép "trăng" được ngắm Bác qua khe cửa ngục tù.

=> Sự đối đáp giữa trăng và Bác Hồ.

- Đặc điểm trong thơ Bác : Thơ Bác đầy ắp trăng, và Bác luôn có một tình yêu thiên nhiên trong thơ văn.

* Cảm nhận :

Trong chốn tù lao gông cùm, nơi chật hẹp với bốn bức tường lạnh lẽo ấy, ngỡ là cô đơn đến tột cùng. Nhưng không, nơi tù đày không có rượu hoa làm bạn, tri kỉ tìm đến Người là vầng trăng. Người thưởng thức ánh trăng lại trong cảnh ngộ của tù nhân vậy mà vẫn toát lên vẻ ung dung, thảnh thơi lạ thường. Ngoài cửa sổ, ánh trăng soi, Người lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng hiền dịu, thứ ánh sáng mênh mang, an bình của thiên nhiên đã xua tan những nhọc nhằn nơi ngục tù tăm tối. Tù đày giữ chân Người, nhưng không thể ngăn tâm hồn Người được, qua khung cửa sổ, vẻ đẹp của thiên nhiên không rộng lớn nhưng tròn đầy, Bác trân trọng khoảnh khắc đẹp đẽ, trong ngần ấy. Từ “ngắm” vừa cho thấy được sự nâng niu, yêu thương của Người dành cho thiên nhiên vừa cho thấy được sự say đắm của người khi thưởng thức vầng trăng của tạo hoá.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
JP
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết