Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật

PN

Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)

1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.

2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?

3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính

MN
21 tháng 9 2022 lúc 23:13

1. Trích trong ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính''. Được sáng tác năm 1969

2. Từ phủ định: không

Việc dùng liên tiếp các từ phủ định ấy khẳng định sự thiếu thốn của chiếc xe và tạo nên giọng điệu lạc quan, yêu đời của bài thơ.

3. 

Gợi ý cho em các ý:

Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Phạm Tiến Duật và tác phẩm ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính''

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Cảm nhận của người lính trên chiếc xe không kính)

Thân bài:

Hoàn cảnh của chiếc xe:

+ Không có kính

+ Các thứ khác như đèn, thùng xe... cũng không tốt

Cảm nhận của người lính lái xe trên chiếc xe:

+ Mắt đắng vì bụi bay vào do xe không có kính, đôi mắt như nhòe đi khiến cho việc lái xe thêm khó khăn

+ Thấy con đường như chạy thẳng vào trong tim, cách nhìn nhận vô cùng hài hước, tinh tế.

+ Sao trời, chim như cùng chạy vào buồng lái với người lính

=> Nhà thơ đã có cách nhìn chiếc xe vô cùng độc đáo, hài hước, tuy chiếc xe không hoàn hảo nhưng với tinh thần lạc quan, yêu nước, người lính vẫn vươn lên phía trước. 

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ của em về chiếc xe không kính.

_minnguyet.hoc24_

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DX
Xem chi tiết
N2
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết