Văn bản ngữ văn 8

PQ

Nghị luận xã hội về thiếu quan tâm đến người thân

MN
4 tháng 12 2018 lúc 22:16

Bạn tham khảo:

1. Mở bài

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” . Đó là ca từ ngọt ngào trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát ấy nhắc nhở con người về tình yêu thương, sự quan tâm nhau chân thành, có như vậy cuộc sống này mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống này bên cạnh những tấm lòng nhân ái thì vẫn còn đó những con người sống ích kỉ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt được thể hiện trong giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài
a) Giải thích hiện tượng

Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại… Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng này thu hút mối quan tâm và gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm:

Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…

(2) Nguyên nhân

Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn Do phụ huynh nuông chiều con cái… Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp

(3) Hậu quả

Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh. Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời. Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.

(4) Biện pháp

Thế hệ trẻ cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh. Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứt được “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy.

+ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa.

+ Câu chuyện Các Mác trong một lần trò chuyện cùng con gái: khi con gái hỏi Điều gì làm cho ba quan tâm nhất? Mác đã trả lời: Tất cả những gì liên quan đến con người đều không xa lạ đối với ba. Quả thật, phải có sự quan tâm sâu sắc và tình thương yêu nhân loại vô bờ bến thì Mác mới viết được những tác phẩm bất hủ để bênh vực giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản đầy áp bức, bất công.

c) Bài học nhận thức và hành động

Nhận thức: sống trong đời sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với người thân, với cộng đồng; không nên sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ Bài học hành động:
+ Mỗi học sinh cần xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Hãy ra sức chống bệnh vô cảm qua việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta để trái tim và cuộc sống này tràn ngập yêu thương

3. Kết bài
Tình thương là cái quí giá của con người, bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, đã làm nhạt đi sắc hồng của giọt máu trong trái tim. Là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo; hãy yêu thương, chia sẻ và gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa hơn.

Bình luận (0)
TS
4 tháng 12 2018 lúc 22:20

1. Mở bài

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” . Đó là ca từ ngọt ngào trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát ấy nhắc nhở con người về tình yêu thương, sự quan tâm nhau chân thành, có như vậy cuộc sống này mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống này bên cạnh những tấm lòng nhân ái thì vẫn còn đó những con người sống ích kỉ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt được thể hiện trong giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài
a) Giải thích hiện tượng

Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại… Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng này thu hút mối quan tâm và gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm:

Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…

(2) Nguyên nhân

Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn Do phụ huynh nuông chiều con cái… Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp

(3) Hậu quả

Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh. Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời. Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.

(4) Biện pháp

Thế hệ trẻ cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh. Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứt được “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy.

+ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa.

+ Câu chuyện Các Mác trong một lần trò chuyện cùng con gái: khi con gái hỏi Điều gì làm cho ba quan tâm nhất? Mác đã trả lời: Tất cả những gì liên quan đến con người đều không xa lạ đối với ba. Quả thật, phải có sự quan tâm sâu sắc và tình thương yêu nhân loại vô bờ bến thì Mác mới viết được những tác phẩm bất hủ để bênh vực giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản đầy áp bức, bất công.

c) Bài học nhận thức và hành động

Nhận thức: sống trong đời sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với người thân, với cộng đồng; không nên sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ Bài học hành động:
+ Mỗi học sinh cần xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Hãy ra sức chống bệnh vô cảm qua việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta để trái tim và cuộc sống này tràn ngập yêu thương

3. Kết bài
Tình thương là cái quí giá của con người, bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, đã làm nhạt đi sắc hồng của giọt máu trong trái tim. Là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo; hãy yêu thương, chia sẻ và gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
BY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết