Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

LD

Nêu ví dụ về vấn đề việc làm của nước ta (vấn đề thiếu việc làm, thất nghiệp)?

NH
22 tháng 11 2017 lúc 9:38

Vấn đề việc làm ở nước ta ngày càng trở nên gay gắt: tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng tăng cao (d/c) trong khi đó:

- Lao động bổ sung hằng nằm lớn mà cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm nên số việc làm không đủ cho lao động

- Lao động thất nghiệp, thiếu việc làm tập trung ở lứa tuổi <30 do đó cần phải đào tạo trong khi vốn không thể đáp ứng.

- Đô thị hoá chưa hợp lí nên dân cư, lao động kéo ra thành phố làm cho vấn đề thất nghiệm ở thành phố càng trầm trọng

Vấn đề việc làm gay gắt nhất là ở ĐB sông Hồng, Bắc Trung Bộ,... đặc biệt là các thành phố lớn

Hậu quả của vấn đề việc làm: thu nhập/người thấp, chất lượng cuộc sống giảm, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội ...

Ví dụ cụ thể: Ở vùng nông thôn nước ta, sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên xuất hiện thời gian nông nhàn do đó người dân di cư lên các thành phố lớn kiếm việc làm. Hà Nội là vùng có rất nhiều người dân di cư đến. Số lượng lao động lớn trong khi số việc làm không thể đáp ứng hết được nên tỉ lệ thất nghiệp cao dẫn đến nhiều bất cập (D/C)

Bình luận (1)
TS
23 tháng 11 2017 lúc 17:30

a) Thực trạng lao động và ý nghĩa giải quyết việc làm

Trong quá trình đổi mới, vấn đề việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết. Trong 5 năm (2006 - 2010), Việt Nam đã giải quyết việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, hộ nghèo giảm còn 9,5%.

Tuy nhiên, vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập. Chi tiêu giải quyết việc làm đặt ra hàng năm 1,7 triệu lao động, nếu mỗi năm khoảng 1,1 - 1,2 triệu người vào độ tuổi lao động, để bảo đảm đủ nhu cầu việc làm thì số lao động mất việc hàng năm khoảng 500 - 600 ngàn người, chiếm 30% - 37% tổng số lao động được giải quyết việc làm. số lao động giải quyết việc làm hàng năm càng lớn thì số mất việc làm càng lớn.

Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp; do kinh tế khó khăn đang bị phá sản hàng loạt nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động rất hạn chế. Chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó với công việc. Quản lý nhà nước với thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ, những tranh chấp lao động diễn ra phức tạp; cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề thấp, kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao. Người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, nhất là trong nông nghiệp còn đông. Chất lượng nguồn lực lao động nước ta còn thấp; di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu công nghiệp tập trung và ra nước ngoài kéo theo nhiều vấn đề xã hội như “chảy máu chất xám”, buôn bán phụ nữ, trẻ em..

Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém, chưa phát triển. Năng lực cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh doanh nghiệp, cạnh tranh kinh tế quốc tế của Việt Nam còn yếu.

b) Nội dung chính sách giải quyết việc làm

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra mục tiêu: "Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công... Người lao động được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.

Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.

Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản xuất; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp, đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hom nữa.

Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hoá đối với lao động trẻ, khoẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động.

Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước khi thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động.

Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề), cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất; tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khoẻ tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hoá... cho thị trường trong nước và ngoài nước.

Bảy là, đa dạng hoá các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề, kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Đối với tỉnh, thành phố phải có trường dạy nghề; các quận và huyện cần có các trung tâm dạy nghề; cổ phần hoá các cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà nước.

Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng việc thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng pháp luật.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp tập trung, cả xuất khẩu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc làm được thuận lợi nhất.

c) Công dân với chính sách dân số và việc làm

Công dân là người lao động có nghĩa vụ chấp hành chính sách dân số, giải quyết việc làm và pháp luật về lao động. Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành, đấu tranh chống hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm, tích cực tham gia phong trào “tương thân, tương ái”, “đền ơn đáp nghĩa”, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao an sinh xã hội.

Mỗi công dân có các quyền được cung cấp thông tin về dân số; được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định cùa pháp luật; được lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số; lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.

Mỗi công dân có các nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững; thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình.

Mỗi công dân có quyền lao động là quyền của tự do được sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm và lựa chọn việc làm và làm việc cho bất kỳ ai, bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. Mọi công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động; có quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện, sở thích của mình không phân biệt đối xử. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Mỗi công dân cần có ý chí, tích cực học tập, lao động vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng; tích cực và chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập bản thân và gia đình, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.

Dân số và giải quyết việc làm là vấn đề lớn, phức tạp, sống động theo cơ chế thị trường, cần có hệ thống chính sách, biện pháp đồng bộ để giải quyết hiệu quả vấn đề này. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân cần nhận thức và thực hiện tích cực chủ trương, chính sách dân số, giải quyết việc làm, góp phần ổn định xã hội, tăng trường bền vững.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MT
Xem chi tiết
T9
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết