Bài 15. Thương mại và du lịch

SC

nêu vai trò của biển đảo đối với nền kinh tế của VN

DD
29 tháng 5 2019 lúc 18:00

- Vai trò của biển đảo đối với nền kinh tế nước ta là :

+ Phát triển hệ giao thông vận tải đường biển

+ Khai thác khoáng sản ( chủ yếu dầu , khí )

+ Phát triển cảng và nạo vét đáy biển

+ Nuôi trồng , đánh bắt hải sản

Bình luận (0)
H24
18 tháng 7 2019 lúc 8:34

vai trò :

Biển Việt Nam là vùng biển đảo đầy tiềm năng. Biển nước ta có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 – 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 – 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, trữ lượng cá nổi và đáy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khoảng 2 triệu héc-ta với 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ. Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm… Với 48 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn, cùng các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam… hệ sinh thái ven biển Việt nam mỗi năm đem lại lợi nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD

Dọc ven biển Việt Nam có 37 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 30 vạn ha có thể nuôi tôm và 50 vạn ha có thể nuôi cá, trai, sò huyết … Đến nay, tuy sản lượng nuôi trồng thủy sản của ta vẫn còn thấp (35 tấn/1km2), nhưng cũng đã tạo ra một hướng làm ăn mới cho nhiều địa phương ở nước ta.

Do nằm trong vành đại quặng thiếc của Thái Bình Dương, nên Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về sa khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Một nguồn lợi không nhỏ mà biển Việt Nam mang lại là cát thủy tinh có hàm lượng Si02 cao tới 99%, rất có giá trị trong công nghệ chế tạo thủy tinh cao cấp.

Nước biển Việt Nam là một nguồn tài nguyên lớn có thể khai thác, sử dụng. Theo phân tích, mỗi km3nước biển có 37,5 triệu tấn vật chất thể rắn, trong đó 30 triệu tấn Clrua natri, 4,5 triệu tấn Mage, nhiều nguyên tố Kali, Uranium .. nếu biết tinh chiết nên, giá trị của chúng có thể đạt 1 tỷ USD. Mặt khác, nước biển Việt Nam không chỉ có muối mặn mà còn chứa đựng tiềm năng lớn về năng lượng gió, sóng và thủy triều biển.

Ven bờ biển Việt Nam có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ … là đại điểm lý tưởng cho việc phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.

Đặc biệt, những điều tra sơ bộ và những phát hiện trong hơn hai thập kỷ qua cho thấy: dưới biển Việt Nam có khoảng 50 vạn km2 vùng đáy biển có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị – Thừa Thiên và vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam có thể đạt tới 3 – 4 tỷ thùng dầu và trữ lượng khí là khoảng 50 – 70 tỷ m3. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như: bể trầm tích Cửu Long; Nam Côn Sơn; các bể trầm tích Trung bộ và bể trầm tích Thổ Chu Mã Lai (thuộc vịnh Thái Lan).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ND
Xem chi tiết
UN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết