I. Mở bài
- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO).
II.Thân bài
1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em
a. Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
b. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.
2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.
a. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng:
- Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
- Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
b. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
c. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...
3. Suy nghĩ của em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em:
(Gợi ý: Em có vui và hoan nghênh những cố gắng của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không? Vì sao? ý kiến đề xuất của em, nếu có, để Chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em?)
III. Kết bài
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.
- Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để cỏ thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.
I. Mở bài
- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO).
II.Thân bài
1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em
a. Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
b. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.
2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.
a. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng:
- Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
- Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
b. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
c. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...
3. Suy nghĩ của em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em:
(Gợi ý: Em có vui và hoan nghênh những cố gắng của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không? Vì sao? ý kiến đề xuất của em, nếu có, để Chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em?)
III. Kết bài
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.
- Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để cỏ thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.Đến trường, được học tập và được yêu thương, tôn trọng là quyền của trẻ em. Trẻ em cần có các quyền ấy để có được một cuộc sống văn minh, lành mạnh, tránh xa cái xấu, tràn đầy những hạnh phúc , vui vẻ và yêu thương…Một cuộc sống đầy tình cảm nồng hậu, được chăm sóc nồng nàn, được sống giữa vòng tay yêu thương của mọi người…
Thế nhưng, cái gì cũng có mặt trái của nó.., nhiều trẻ em đang bị mất đi sự yêu thương, đang bị đe dọa đe dọa bởi nạn bạo hành trong trường học, nhà trường và ngay cả trong tổ ấm mến yêu…Bạn nghĩ sao? Còn tôi, tôi thực sự thương cho những số phận mong manh ấy, những đứa trẻ đáng yêu ấy, như những chiếc lá non nớt héo úa vì bị hành hạ bởi người cô độc ác…hay bị đánh bởi người cha say xỉn…Dạo một vòng quanh thành phố, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được hình ảnh những em bé thân hình gầy gò tay cầm vé số, thùng đánh giầy mời mọc khách qua đường, nhưng đâu ai biết được rằng đó chính là công việc hằng ngày mà những đứa trẻ ấy phải làm để tự nuôi sống bản thân mình. Tôi đã rất thương các em ấy luôn phải hứng chịu những ánh mắt ghẻ lạnh của nhiều người, bị chà đạp lên nhân phẩm, vì đơn giản chúng là những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ. Ngày ngày phải dậy sớm về khuya lo từng miếng ăn. Nhiều đứa trẻ cha me mất, nhà lại đông anh em phải luôn chay ngược chay xuôi mà cũng không lo đủ từng miếng ăn cho các em. Nhìn những hình ảnh ấy tôi càng thấy thương tâm, càng đau lòng, càng xúc động biết bao nhiêu.