Trong chúng ta, chắc là đã có nhiều bạn từng đọc “Bầy chim thiên nga ”, đọc "Nàng tiên cá”,... của An-đéc-xen - nhà văn nổi tiếng Đan Mạch trong thế kỉ XIX. Ông là nhà văn của “mỗi thời, mọi người và mọi nhà” với loại truyện kể cho trẻ em.
Cái phong vị phương Bắc, với hoa tuyết, với cánh thiên nga, với nàng tiên cá, với ngọn lửa diêm thần kì,... như đưa tuổi thơ chúng ta sống với bao giấc mơ huyền ảo, những giấc mơ tuyệt đẹp.
Truyện “Cô bé bán diêm” được An-đéc-xen viết vào năm 1845, khi ông đã có trên 20 năm cầm bút, tên tuổi lừng danh thế giới. Nó thuộc loại truyện vừa thực vừa ảo, vừa mang màu sắc cổ tích thần kì, vừa đậm đà chất thơ trữ tình, gợi lên một tình thương, một vẻ đẹp nhân văn sáng giá. Em bé bán diêm đã chết cóng trong tuyết, với má hồng và đôi môi như mỉm cười tưởng được ru bằng những giấc mơ huyền thoại!
Người đọc từng băn khoăn tự hỏi: mẹ em bé đi đâu? Nhiều người dự đoán em bé mồ côi mẹ. Tuổi thơ đẹp nhất của em là quãng thời gian được sống bên bà nội hiền hậu trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh từ sau ngày bà nội mất, sống bên người bố thô lỗ, cục cằn, em phải“chịu chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa” .
An-đéc-xen dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của cô bé. Một thời điểm điển hình nói lên sự nghèo khổ, nói lên nỗi bất hạnh tột cùng của một em bé. Đó là một đêm giao thừa “rét dữ dội, tuyết rơi”. Em ra đi đầu trần, lúc đầu có đôi “giày vài phỏng”, nhưng chỉ một lát sau thôi, giày của em, chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc thứ hai thì bị một thằng bé xa lạ lượm lấy, tung lên trời, và nó bảo đem về “làm nôi cho con chó sau này". Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé, chẳng mấy chốc “chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét”. Nhìn em, ai mà chẳng thương tâm?
Nhà văn tạo nên hai nghịch cảnh một đêm giao thừa. Một em bé đi bán diêm suốt một ngày mà chẳng bán được một bao diêm nào, “bụng đói cật rét ” đi lang thang trên đường, chẳng được ai bố thí cho em chút đỉnh! Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trái lại, cửa sổ mọi nhà đều “sáng rực ánh đèn” và trong phố thì“sực nức mùi ngỗng quay”. Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở nên thấm vị đợm cay đắng! Trên bước đường bán diêm kiếm sống giữa đêm giao thừa, em bé đang sống trong cô đơn, buồn tủi. Một quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em. Mái nhà xưa với dây trường xuân, với hình ảnh bà nội, đầm ấm thế, yên vui thế! Nay còn đâu? Mái nhà hiện tại thì tồi tàn, suốt ngày em chỉ luôn nghe lời mắng chửi. Sẽ phận em bé bán diêm thật cay đắng và đáng thương biết bao! Một tuổi thơ thấm đầy lệ. Đằng sau cảnh đời, số phận em bé bán diêm đêm giao thừa là một cái nhìn dõi theo của nhà vãn An-đéc-xen với nhiều trắc ẩn, với nỗi lo khôn nguôi.
Cô bé bán diêm ngoài cái rét, đơn côi,... còn có một nỗi đau tinh thần, luôn luôn bị giày vò, ám ảnh hết sức nặng nề. Ở nhà thì bị bố mắng nhiếc chửi rủa, lang thang trong đêm tuyết, giao thừa, nếu khống bán được ít bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định em sẽ bị bố đánh! Nỗi bất hạnh này thành đáng sợ, nó luôn luôn đè nặng tâm hồn em. Có biết rằng: “ tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ” mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của nhà văn Đan Mạch. Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương, sung sướng trong vòng tay bố mẹ mình nên biết cảm thông với cái khổ tâm, nỗi thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh như cô bé bán diêm này. Bởi lẽ, biết san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.
Phần cảm động nhất, hay nhất khi tác giả nói về những cơn mơ của em bé bán diêm. Em đã đánh hết cả một bao diêm trên tay. Lúc đầu là “đánh liều” quẹt một que, với ý định “sưởi cho đỡ rét một chút”. Ngọn lửa của một que diêm sao có thể chống lại cả một dêm dày sương tuyết? Lúc đầu em chỉ thấy, em chỉ phát hiện ra ngọn lửa diêm “xanh lam”, rồi “trắng ra”, “rực hồng lên quanh que gỗ trông đến vui mắt”. Từ niềm vui nhỏ nhoi, bình dị của một em bé con nhà nghèo như thế, em đã bước vào những cơn mơ kì diệu. Mỗi que diêm từ tay em bé quẹt lên là có một ngọn lửa "thần kì”. Que diêm thứ nhất “sáng rực như than hồng " làm cho em "tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Ngọn lửa trong lò sưởi ấy “nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Đó cũng là mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét dài lê thê! Nhà văn có cái tâm đẹp, cái tấm lòng nhân hậu và giàu trí tưởng tượng mới đồng cảm với những em bé nghèo khổ qua những mơ ước bình dị như vậy.
Que diêm thứ hai bùng cháy dẫn hồn em đến một mái nhà êm ấm có “tấm rèm bằng vải màu ”, có một mâm cỗ sang trọng. Một bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa bằng sứ quý giá, có ngỗng quay. Em đang “bụng đói cật rét” mà, nên em thấy có một điều kì diệu nhất là ‘ângỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cá dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em”. Que diêm tắt, mộng tan. Em bé bán diêm vẫn ngồi cô đơn một mình dưới trời tuyết trong đêm giao thừa. Hỡi ai còn mang trong lòng tình người nhất định sẽ chảy lệ khi nghĩ về thân phận em bé sau khi que diêm thứ hai tắt, mộng tan.
Lại que diêm thứ ba nữa bùng cháy. Em bé như thấy trước mắt mình một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi... Em đang giơ tay với về phía cây... thì diêm tắt. Lần này, em thấy các ngọn nến bay lên cao mãi rồi “biến thành những ngôi sao trên trời”. Chất văn và cảm xúc của câu chuyện kể đã mang một nồng độ mới. Từ ngọn nến trên cây thông Nô-en (trong mơ) em nghĩ đến trời sao lấp lánh, rồi chập chờn về một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn nào đó đã “bay lên trời với Thượng đế”. Cũng cần cảm thụ được hình ảnh Thượng đế trong câu chuyện kể của An-đéc-xen, đó là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái vô cùng cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ, chứ không phải trong quan niệm của nhiều tôn giáo, cũng như Tiên, Phật trong cổ tích Việt Nam vậy.
Em bé chìm dần vào giấc mơ huyền diệu tuổi thơ khi em quẹt que diêm thứ tư. Trong ánh lửa xanh tỏa ra từ cây diêm, em bé “ nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Và lần này cũng vậy, diêm cháy rồi tàn, làm tan giấc mộng: ‘Que diêm tắt phụt, và áo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến”. Đã hơn một thế ki trôi qua từ ngày An-đéc-xen viết truyện này (1845) nhưng người đọc khắp hành tinh - những cô, cậu học trò nhỏ bé đáng yêu - hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu của cô bé bán diêm tội nghiệp. Cháu vẫn ngoan ngoãn đấy bà ơi! “Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà..”.
Chập chờn trong mơ tưởng. Đêm càng về khuya, rét càng dữ và tuyết càng phủ dày mặt đất. Diêm nối nhau chiếu sáng. Bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em bay lên cao, cao mãi "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa ” em nữa. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế”.
Cái tài của An-đéc-xen là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết đói, chết rét trong tuyết mà không gợi ra sự bi thảm hãi hùng. Em chưa chết và em không chết! Em đã cùng bà nội giã từ cái hiện thực cay đắng, phũ phàng và côi cút này để bước sang thế giới mới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đó là nơi mơ ước của em; lên trời với Thượng đế chí nhân. Hình ảnh em bé bán diêm chết nằm trên tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn “có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười ” trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh nhiều ý nghĩa, gợi lên bao xót xa trong lòng người. Bầu trời thì xanh nhạt, mặt trời lên chói chang, tuyết vẫn phủ mặt đất. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Và họ bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”. Trái đất và bầu trời vẫn đẹp. Vẫn có kẻ vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như “tuyết vẫn phủ kín mặt đất”. Ai mà biết được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm ?
Đọc truyện "Cô bé bán diêm”, hình tượng ngọn lửa - diêm là hình tượng lấp lánh nhất”. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no và hạnh phúc, được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa - diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời... để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ. vẻ đẹp nhân văn của truyện “Cô bé bán diêm" được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa”. Và ông cũng nhắc khẽ mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ. An-đéc-xen có một lối viết nhẹ nhàng. Giá trị nhân bản của truyện “Cô bé bán diêmm’ giúp ta thấy được, ông là nhà văn của “mọi thời, mọi người và mọi nhà” như Huy-gô, đại văn hào Pháp đã nói. Hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một ngày mai - một ngày mai tươi đẹp - cho tuổi thư trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình.
Tham khảo nha bn!!
+) Quẹt que diêm thứ nhất: Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt... tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Ngọn lửa chắp cánh cho trí tưởng tượng của em bay bổng: Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
+) Quẹt que thứ hai: Bàn ăn đã dọn... và có cả một con ngỗng quay. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Em nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều ki diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét, cắm trên lưng, tiến về phía em bé.
+) Quẹt que diêm thứ ba: Em thấy hiện ra một cây thông Nô-en... hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi...
Trí tưởng tượng phong phú đã đem lại cho em những ao ước mới: em muốn đêm Giáng Sinh phải có cây thông Nô-en. Nên quyết định quẹt que diêm thứ ba: Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Nhưng rồi diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Xung quanh em vẫn là hai bức tường và đêm tối rồi em nghĩ tới bà em vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế”.
+) Quẹt que diêm thứ tư: Em nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em. Em quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.
+) Quẹt tất cả nhũng que diêm còn lại: Em thấy hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi... Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhàn hậu như một bà tiên, trong ngôi nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhung que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến...
Tuổi trẻ chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường hẳn đều biết đến H.C. An-đéc-xen, người viết truyện kể cho trẻ em nổi tiếng thế giới. Ông là nhà văn Đan Mạch, sống và viết trong thế kỉ XIX (1805 - 1875). Bạn đọc khắp năm châu đã rất quen thuộc với các tác phẩm của ông như Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Cô bé bán diêm,... Truyện của An-đệc-xen nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lèn lòng thương yêu con người - nhất là những neười nghèo khổ và niềm tin, khát vọng những điểu tốt đẹp nhất trên thế gian này sẽ thuộc về con người. Truyện Cô bé bán diêm đưa người đọc chúng ta vào khung cảnh một đêm giao thừa giá rét ở đất nước Đan Mạch, Bắc Âu cách đây hơn một trăm năm. Em bé gái ấy nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà vừa mất, bố sai đi bán diêm kiếm- từng đồng xu nhỏ độ thân.- Suốt cả ntỉày cuối năm, cho đến đêm giạo thừa, em chẳng bán được bao diêm nào. Vừa đói, vừa rét, em bé thu mình lại trong xó tường của một toà nhà lớn để... ước ao, mơ tưởng. Những khát vọng tuổi thơ ấy cứ sáng lên, sáng lên đẹp đẽ, kì ảo làm sao và đau khổ làm sao!. Thể hiện điều này, nhà văn đã xây dựng những hình ảnh đối lập, thực tế và mộng tưởng, mộng tưởng và thực tế cứ đan cài vào nhau, tranh chấp với nhau, lôi cuốn người đọc... Phần mở đầu tác phẩm (phần này không có trong đoạn trích của sách Ngữ văn 8) kể rõ cảnh ngộ éo le của cô bé bán diêm với những chi tiết đối lập rõ nét : "Trời đông giá rét, tuyết rơi", nhưng "cô bé đầu trần, chân đất" bước đi. Ngoài đường lạnh buốt và tối đen, nhưng "cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn". Cô bé "bụng đói", cả ngày chưa ãn uống gì, mà "trong phố sực nức mùi ngỗng quay"... Những chi tiết tương phản đó khiến người đọc thấy tình cảnh em bé thật tội nghiệp, đáng thương. Cái rét, cái đói, công việc kiếm sống giày vò, đày đoạ em. Em đã rét, đã khổ, có lẽ càng rét khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức... Đi vào đoạn trích trong sách giáo khoa, từ câu mở đầu "Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn..." đến câu "... đôi bàn tay em đã cứng đờ ra", người đọc thấy ngay tình cảnh khốn khó của cô bé. Nãm xưa, "khi bà nội hiển hậu của em còn sống", "em được đón giao thừa trong căn nhà xinh xắn... có dây trường xuân bao quanh, em đã sống những ngày đầm ấm". Giờ đây, giữa đêm giao thừa này, "em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng thấy rét hơn"... Đây cũng là hai hình ảnh tương phản, đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Trước kia, cô bé được sống hạnh phúc bao nhiêu thì bây-giờ bơ vơ, côi cút bấy nhiêu. Cả nhà, chỉ có bà là người thương yếu em nhất, là chỏ dựa tinh thần vững chắc nhất giờ không còn nữa. Trước kia, đêm giao thừa, em được vui chơi quây quần trong nhà, giờ em phải bơ vơ ngoài phố kiếm sống. Mường tượng hình ảnh cô bé bán diếm côi cút, dói khổ giữa đêm giao thừa, ta chợt thấy nhớ mấy câu thơ trong bài Mồ côi của Tố Hữu: Con chim non rũ cánh Đi tìm tổ hơ vơ Quanh nẻo rừng hiu quạnh Lướt mướt dưới dòng mưa.. Cảnh ngộ em bé Đan Mạch trong đêm giao thừa vẫn phải đi kiếm sống tuy có khác cảnh ngộ em bé Việt Nam mồ côi tìm mẹ, nhưng đọc văn, nhớ lại thơ, hình dung thân phận hai kiếp người thơ dại ấy, ai mà chẳng não lòng, rớm lệ ! Phần thứ hai của câu chuyện, từ câu "Chà ! Giá quẹt một que diêm..." đến "Họ đã về chầu Thượng đế", kể về những lần cô bé quẹt diêm đốt lửa, đốt sáng lên những ước mơ, khát vọng. Ở phần này, những hình ảnh đối lập, tương phản càng lúc càng gay gắt, thực tế và mộng tưởng, cuộc đời và ảo ảnh cứ sóng đôi hiển hiện, đan cài, tranh chấp nhau, nâng dần lên, bay cao lên... Cô bé quẹt que diêm thứ nhất: diêm sáng rực như than hồng. Em tưởng chừng như "đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng... Lửa cháy nom.đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng". Nhưng, em vừa duỗi chân ra thì "lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất". Niềm vui của em cũng vụt tắt. Em bần thần nghĩ đến nhiệm vụ bán diêm và lời cha quở mắng. Cô bé quẹt que diêm thứ hai: "Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay... Ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé". Nhưng diêm vụt tắt. Trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Phố xá vắng teo. Mấy người khách qua đường vội vã hoàn toàn lãnh đạm với em. Em bé cố tìm lại ngọn lửa để tiêp tục sưởi ấm, xua đi bóng tối và giá lạnh. Em quẹt que diêm thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện lên, "Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây thông mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực...". Nhưng diêm vụt tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi, rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Từ lần quẹt diêm thứ nhất, đến lần thứ hai, thực tế đã xoá nhoà đi mộng tưởng của em bé. Nhưng đến ngọn nến thứ ba thì dường như mộng tướng đã vươn dậy, cố vượt lên trên thực tế. Vì thế, sau khi diêm tắt, em bé thấy tất cả các ngọn nến bay lên, biến thành những ngôi sao trên trời. Dường như em bé dans ngẩng đầu nhìn sao trời, rồi nhớ tới người bà thân yêu. Em liền quẹt luôn que diêm thứ tư thì... bà em hiện lên. Em sung sướng reo lên, trò chuyện với bà, xin bà cho đi theo..."cho cháu về với bà". Có thể đến phút này, cô bé tội nghiệp ấy đã sức tàn, lực kiệt dan" gục xuống cạnh bức tường giá buốt. Em lịm dần, lịm dần và trôi vào trong một giấc mơ đẹp. Diêm vụt tắt. Anh sáng, hơi ấm vụt tắt, "ảo ảnh" biến mất. Nhưng em bé bừng tỉnh, như ngọn lửa trước khi tắt hẳn đã sáng loé lên. Thế là cô bé quên hết mọi thực tế phũ phàng, quên nhiệm vụ bán diêm, quên sự quở mắng của cha. Những que diêm thứ năm, thứ sáu, thứ bảy... và tất cả những que diêm trong bao được đốt sáng lên, nối ánh sáng, chiếu sáng như ban ngày. Em bé thực sự được sống trong một giấc mơ kì diệu. Em thấy "bà em to lớn và đẹp lão... Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa...". Rõ ràng, mỗi lần quẹt diêm, đốt lửa là một lần cô bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Những ước mơ của em thật giản dị và ngây thơ, gắn liền với tuổi thơ trong sáng và nhân hậu của em. Em khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng những thú vui tinh thần, được sống trong hạnh phúc gia đình ấm êm, được bà - người thân yêu nhất - châm sóc, chiều chuộng. Đó cũng là những ước mơ khát vọng chính đáng, muôn đời ẹủa các em bé nói riêng và của con người nói chung. Thể hiện khát vọng, ước mơ của một em bé cụ thê trong câu chuyện này, nhà văn Đan Mạch ấy hẳn đã cháy lòng mong muốn các em bé và mọi người, trước hết là những kiếp người đói khổ, vượt qua được những thực tế phũ phàng để vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có miếng ăn no đủ, có áo ấm, được yêu thương, châm sóc. Mỗi lần em bé quẹt diêm đốt lửa dường như cũng là một lần ngọn lửa tin yêu, khát vọng trong trái tim nhà văn cháy lên, sáng lên, động viên con người, giục giã con người... Nhưng thực tế phũ phàng - thực tế cuộc sống nước Đan Mạch những năm giữa thế kỉ XIX, khi nhà văn viết tác phẩm này và thực tế ngày nay của không ít đất nước đói nghèo trên trái đất, đã xoá đi mộng tưởng của em bé bán diêm và biết bao người nghèo khổ khác nữa. Vì thế, khi em bé được gặp lại bà cũng là lúc em giã từ cõi đời. Đoạn kết thúc tác phẩm, từ câu "Sáng hôm sau..." đến hết, kể về cái chết của cô bé bán diêm. Từ những dòng văn bay lượn, chói sáng đầy chất lãng mạn ở cuối đoạn trên, đến đây, ngôn từ như trĩu xuống, nhẹ nhàng, thấm thìa một âm điệu buồn thương. Có buồn, có thương nhưng không bi luỵ mà vẫn trong sáng và nồng ấm, đúng như ánh sáng và hơi ấm của một ngày đầu năm. "Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa". Cho đến những dòng cuối cùng của tác phẩm, nhà văn vẫn dùng những hình ảnh đối lập, tương phản rất đặc sắc. Giữa ngày đầu năm hứa hẹn những mầm sống mới mọc lẽn, có một em bé chết. Người chết trong băng giá từ đêm khuya mà đến rạng sáng đôi má vẫn hồng, đôi môi đang "mỉm cười". Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm", một công việc bình thường, nhưng thực ra em bé đã sống những phút kì diệu, giữa cảnh "huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm"... Miêu tả "một cảnh tượng thương tâm" vể cái chết của cô bé bán diêm, ngòi bút của An-đéc-xen vừa thực, vừa mộng. Sự thực là em bé khốn khổ kia đã chết. Nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cánh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Nói về cái chết, người ta hay nghĩ tới bi kịch. Nhưng viết về cái chết của cô bé bán diêm như thế, tác phẩm của An-đéc-xen là một hi kịch lạc quan. Rõ ràng, đến những dòng cuối của áng văn, tình thương, niềm tin con người và khát vọng những điều tốt đẹp nhất cho con người trong cõi lòng nhà vãn Đan Mạch - ông già kể chuyện cổ tích nổi tiếng ấy, thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn. Có thê nói, An-đéc-xen "biết khám phá những khía cạnh thần kì, bất ngờ ngay trong những sự việc đơn gián hằng ngày, đưa chúng vào thế giới thần thoại đầy chất thơ, nhưng vẫn giải quyết chúng phù hợp với những quan niệm nhân sinh và xã hội tiến bộ của mình". Truyện Cô bé bán diêm có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các chi tiết tương phán, diễn biến hợp lí, truyền cho chúng ta lòng thương cảm đối với một em bé bất hạnh, lay động trong ta tình thương và niềm tin ở con người, nhất là những con người phải dối mặt với những khó khăn thử thách ở đời vẫn không nguôi mong muốn, khát vọng những điều tốt đẹp nhất.
bạn vảo trang của mình đi mình có câu trả lời tương tự đấy
hay từ trang ngữ văn bạn lướt xuống tìm câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Diễm Hạnh là có câu trả lời của mình ấy
Mặc dù câu hỏi khác nhưng nội dung trả lời giống nhau nha bạn
Trong câu chuyện "Cô bé bán diêm" của nhà văn An-đéc-xen, em thấy ngọn lửa diêm là một ngọn lửa ý nghĩa và tuyệt đẹp. Mỗi lần quẹt diêm là lúc cô bé được sống trong những thời khắc hạnh phúc nhất. Ngọn lửa diêm như một thiên thần nối liền ước mơ và khát vọng tuổi thơ của cô bé. Đó là ước mơ được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong hạnh phúc của mái ấm gia đình. Một ước mơ thật bình dị gần gũi với tuổi thơ không cao sang chút nào
Chúc bạn học tốt!