– Nội dung: kể về sự ra đời của tổ tiên người Việt ta, đó là mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân – sự kết hợp giữa một người ở trên cạn và một người ở dưới nước mang đẻ ra được trăm trứng, từ bọc trứng ấy nở ra 100 người con 50 theo mẹ 50 theo cha. Và những người con ấy mai này là vua Hùng của nước Việt ta
– Nghệ thuật: mang những yếu tố kì ảo
-Nhân vật mang yếu tố thần linh
- Thể hiện tư tưởng trọng nông nghiệp, yêu quý sức lao động và các sản phẩm làm ra từ nghề nông. Chiếc bánh loại vuông, loại tròn đại diện cho trời đất là sự phù hợp của ý thần (thuận theo tự nhiên), của lòng dân (thuận theo lòng người) đã kết tinh sức mạnh văn hóa của con người Việt Nam. - Truyện cũng giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết và việc giá trị của những chiếc bánh trong đời sống tâm linh của người Việt.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.
- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
- Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
Nêu ý nghĩa truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
- Giải thích nguyên nhân cũa hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên cũa ngươi Việt Cổ
- Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước cũa các vua hùng
- Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao
-Thánh Giongs: Truyện đề cập sức mạnh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, sức mạnh phi thường, ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm.
- truyện bánh chưng bánh dày trước hết giải thích nguồn gốc tên gọi của hai loại bánh chưng và bánh dày
- truyện đề cao nghề nông, đề cao lao động tôn vinh giá trị của hạt gạo
- có thể nói bánh chưng và bánh dày là hội tụ những gì tinh túy nhất của đất trời , thể hiện sự đùm bọc và đoàn kết thông qua cách gói bánh
Con rồng cháu tiên:
-Ý nghĩa:
+Giải thích nguồn gốc, suy tôn giống nòi của chúng ta
+Nói với chúng ta cần phải yêu thương nhau, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
+Thể hiện ý nguyện muốn thống nhất cộng đồng người Việt
-Nghệ thuật:
+Dùng chi tiết tưởng tượng kì ảo
Bánh chưng bánh giầy:
-Ý nghĩa:
+Giải thích nguồn gốc của hai thứ bánh bánh chưng và bánh giầy
+Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp của dân tộc ta. Đề cao nghề nông, quý trọng hạt gạo
+Thể hiện sự thờ kính tổ tiên, trời đất của nhân dân ta
-Nghệ thuật:
+Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo
Thánh Gióng:
-Ý nghĩa:
+Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh chống giặc ngoại xâm, đồng thời thể hiện quan niêm của nhân dân ngay từ buổi đầu dựng nước về người anh hùng chống giặc ngoại xâm, cứu nước
-Nghệ thuât:
+ Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo
Sơn Tinh Thủy Tinh:
_ Ý nghĩa:
+Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt
+Phản ánh ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ
+ Ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng
-Nghệ thuật:
+Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo
Sự tích Hồ Gươm:
-Ý nghĩa:
+Truyện sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi cầm đầu vào thế kỉ XV. Truyện giải thích tên gọi của Hồ Gươm đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc
-Nghệ thuật:
+Dùng nghệ thuật chi tiết tưởng tượng kì ảo, vừa thật vừa giả