Tham khảo:
Sau khi học xong văn bản “Sống chết mặc bay" Phạm Duy Tốn đã dùng lời văn cụ thể, sinh động, khéo léo trong việc sử dụng hai phép tương phản và tăng cấp để khắc họa hai lực lượng xã hội. Bên ngoài đình, lũ sắp tràn đến, đe dọa tính mạng muôn dân; Bên trong, “quan phụ mẫu” đại diện cho hạnh phúc, vận mệnh của dân mà vẫn ngồi trong đình nhàn nhã đánh bài, mặc kệ những gì ngoài kia sảy ra, đám nha lại cũng không ở khúc đê cùng nhân dân vượt qua mà lại hùa theo quan để vui chơi, mịnh hót, bỏ mặc nhân đan chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thần hèn yếu để đối với sức trời, để bảo vệ tính mạng, tài sản của mình. Đúng lúc nước tràn bờ, đê vỡ, hàng trăm con người lâm vào cảnh khốn cùng, thì quan lại ù ván bài to. Bài văn đã lên tiếng phê phán những kẻ vô trách nhiệm, ích kỉ và ở đó thể hiện niềm cảm thương, chua xót khi dân sắp chịu cảnh đê vỡ mà không có người quan phụ mẫu anh minh, thương dân, lo cho dân.
+ Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.