Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo (tiếp theo)

DT

nêu điều kiện , hiện trạng và phương hướng phát triển của ngành chế biến hải sản

VC
25 tháng 4 2017 lúc 22:09
Đặc điểm nguồn lợi hải sản

Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.

Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 á 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v... Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%. Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%). Theo số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm, thấp hơn so với sản lượng đã khai thác ở khu vực này hằng năm trong một số năm qua. Trong khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ còn lớn, chưa khai thác hết.Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%), (xem BảNG 1, 2, 3, 4) , hơn nữa bờ biển nước ta còn có hệ sinh thái nhiệt đới đa dạng , giàu tài nguyên thiên nhiên như hệ sinh thái rừng ngập mặn ,rạn san hô, cỏ biển ,các vùng cửa sông châu thổ . Có thể nói đây là những ưu thế to lớn để phát triển nghề cá không thua kém bất kì 1 quốc gia naò trên thế giới ...

Về ngư cụ đánh bắt : Các loại lưới kéo chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 31%), sau đến loại lưới rê trôi (21%), lưới vây là 8% và số còn lại là sử dụng các loại ngư cụ khác.

Số lượng thuỷ sản khai thác: Cá biển chiếm khoảng 65% tổng số sản phẩm cá của Việt Nam, 35% còn lại là cá nuôi và cá nước ngọt. Các nguồn lợi hải sản ở các vùng biển ven bờ với mức nước sâu dưới 50m đã được xem là khai thác cạn kiệt. Năm 2000, sản lượng đánh bắt xa bờ chiếm 35% tổng sản lượng đánh bắt. Theo tính toán, tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản ước tính khoảng trên 4,2 triệu tấn. Sản lượng khai thác bền vững ước tính là 1,7 triệu tấn/năm. Nguồn lợi hải sản chủ yếu là các loại cá có khả năng di chuyển nhanh, lưu trú ở vùng biển Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn.

Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng hải sản đánh bắt năm 2001 là 1,2 triệu tấn. Trong đó, 82% sản lượng hải sản đánh bắt được là các loại cá, số còn lại là cua, mực, tôm các loại và một số loại hải sản khác. Khoảng 60% sản lượng khai thác được phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, 18% cho xuất khẩu và khoảng 20% cho các mục đích khác.

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên,ngành thuỷ sản Việt nam còn có lợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động .Lao động nghề cá Việt nam có số lượng dồi dào, thông minh ,khéo tay ,chăm chỉ ,có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến .... Ngoài ra nước ta còn có lợi thế của người đi sau : suất đầu tư và mức độ lệ thuộc vào công nghệ chưa cao nên có khả năng đầu tư những công nghệ hiện đại tiên tiến nhờ các tiến bộ nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ ,đặc biệt trong công nghệ khai thác biển xa,công nghệ sinh học phục vụ nuôi thuỷ sản nhất là nuôi cá biển và nuôi giáp xác ....

Thuận lợi về thị trường : Việt nam nằm cạnh Trung quốc một nước đông dân nhất trên thế giới : hơn 1,3 tỉ người ,đây là 1 thị trường đầy tiềm năng và tiêu thụ hải sản rất mạnh , hầu như từ trước đến nay Việt nam chưa từng thoả mãn được nhu cầu về hải sản của Trung quốc. Ngoài trung quốc ra còn có thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 2 thị trường tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm thuỷ sản của nước ta,vì vậy trong tương lai thuỷ sản Việt nam còn có tiềm năng mở rộng thị trường ,đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu ,vươn lên 1 tầm cao mới.

Bên cạnh đó, do nhận thức được vai trò của ngành thuỷ sản , đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản, phát triển kinh tế chung của đất nước , nhà nước ta đã và đang có những chính sách hỗ trợ cho ngành .Tại hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch năm 2003 của bộ thuỷ sản ,Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng để thực hiện được mục tiêu phát triển, ngành thuỷ sản cần nhanh chóng rút kinh nghiệm và đổi mới ,những vấn đề gì bức bách các địa phương, các doanh nghiệp nên gửi ngay về bộ thuỷ sản. Vấn đề nào vượt quá thẩm quyền của bộ thì gửi lên chính phủ , chính phủ sẽ giải quyết ngay.......Trong công tác qui hoạch bộ cũng có những đề án phù hợp ..,Đây cũng là 1 thuận lợi lớn cho ngành thuỷ sản trong quá trình phát triển ....

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CT
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết