V.D :
- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,...
- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,...
- DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,... ; mét, lít, ki-lô-gam,... ; nắm, mớ, đàn,...
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung.
+ Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,...)
+ Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành 2 loại :
- DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,...).
- DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,...).
Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
==> DT chỉ hiện tượng :
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,... và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,...DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,...) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đóinghèo,...) nói trên.
==> DT chỉ khái niệm :
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng - đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,...Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,...
==> DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ : con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,...
- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,...VD : lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,...
- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,...
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,...
2.
Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.V.D : - Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động )
- Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái )
*Mấy lưu ý về ĐT chỉ trạng thái :
- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là: nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :
+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,...
+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,...
+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,...
+ ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,...
- Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :
+ Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.
+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).
VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )
Anh ấy đứng tuổi rồi .
+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT ( kết hợp được với các từ chỉ mức độ )
- Các "ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ): yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm, hiểu,...Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.
- Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái.
VD : Trên tường treo một bức tranh.
Dưới gốc cây có buộc một con ngựa .
- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào ?
3.
Tính từ(TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...*Có 2 loại TT đáng chú ý là :
- TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,... )
- TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...)
* Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :
- Từ chỉ đặc điểm :
Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,...ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật...
Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên.
VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,...
+ Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...
- Từ chỉ tính chất :
Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó , từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.
VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,...
Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng : Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập.
- Từ chỉ trạng thái :
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
VD : Trời đang đứng gió .
Người bệnh đang hôn mê.
Cảnh vật yên tĩnh quá.
Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.
Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là ĐT, có thể là TT hoặc mang đặc điểm của cả ĐT và TT ( từ trung gian ), song theo như định hướng trong nội dung chương trình SGK, ở cấp tiểu học , chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm ĐT để HS dễ phân biệt.
4.*Số từ: -Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. -Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng .
*Lượng từ: - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. *Chỉ từ: - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. - Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. *Đại từ: - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,… - Các loại đại từ: . Đại từ để trỏ dùng để: + Trỏ người, sự vật ( gọi là đại từ xưng hô ) + Trỏ số lượng + Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. . Đại từ để hỏi dùng để: + Hỏi về người, sự vật + Hỏi về số lượng + Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. - Các ngôi đại từ: + Ngôi thứ nhất ( nhân xưng ) – Số ít / số nhiều. + Ngôi thứ hai ( chỉ người nói với ) – Số ít / số nhiều + Ngôi thứ ba ( chỉ người nói tới ) – Số ít / số nhiều. *Quan hệ từ: - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. - Sử dụng quan hệ từ:
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ. + Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp: Vì – nên;( bởi vì – cho nên); Tuy – nhưng;( dù – nhưng; mặc dù – nhưng ); Nếu – thì;( hễ - thì ); không những – mà còn (không những – mà; chẳng những – mà…);… *Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Phó từ gồm có hai loại lớn: - Phó từ đứng trước động từ, tính từ: bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ, tính từ như thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, cầu khiến. - Phó từ đứng sau động từ, tính từ: bổ sung một số ý nghĩa như múc độ, khả năng, kết quả và hướng. *Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở những từ ngữ đó. .Ví dụ: những, chính, có, đích, ngay...
*Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. - Thán từ gồm hai loại chính: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,… + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ,… *Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. - Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau: + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,… + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,… + Tình thái từ cảm thán: thay, sao,… + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà,… -Sử dụng tình thái phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…)
1.Danh từ:
-Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
*Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: Danh từ có thể kết hợp với số từ, với phó từ chỉ lượng, với đại từ chỉ tổng lượng.
+ Về phía sau: Danh từ có thể kết hợp với một nhóm từ một từ, một cụm C-V.
*Chức vụ ngữ pháp:
Chức vụ chính của danh từ là làm chủ ngữ, ngoài ra danh từ còn có thể làm vị ngữ gián tiếp, làm bổ ngữ, định ngữ.
*Phân loại:
Danh từ chia làm hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng, trong danh từ chung lại được chia làm hai loại: Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp.
+ Danh từ tổng hợp chỉ sự vật, thực thể mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp: Giấy bút, quê hương, trời biển, nhà cửa, tre ....
+ Danh từ không tổng hợp gồm:
- Danh từ chỉ chất liệu: gạo, cát, đất, nước, rượu......
- Danh từ chỉ đơn vị: chiếc, con, thằng, buộc, bó....
- Danh từ chỉ đơn vị tổ chức địa lí: Tỉnh, xã, phương...
- Danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa tập hợp: căp, bầy, đàn, khóm.....
- Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước: mét, tấn, kilôgam, lít,
miếng...
- Danh từ chỉ đơn vị chỉ phạm vi khoảng thời gian, không gian: Vùng,
miền, khoảnh, nơi, chỗ, trên, dưới.....
- Danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa chỉ số liền của hoạt động, sự việc: lần,
lượt, cuộc, cơn, trận, đợt, giai đoạn...
- Danh từ chỉ khái niệm: Là nhứng danh từ mang ý nghĩa khái quát,trừu
tượng sống mà người ta nhận thức được nhưng không thể (cảm nhận) tri giác được bằng các giác quan.
VD: Cách mạng, tinh thần, ý nghĩ....
*Một số điểm cần lưu ý:
- Các danh từ chỉ sự vật và động từ có thể chuyển thành danh từ chỉ đơn vị.
- Các danh từ chỉ không gian chỉ là danh từ khi nó chỉ điểm chính.
2.Động từ:
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: động từ có khả năng kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, không, chưa, chả, cũng điều, cùng....
+ Về phía sau: Động từ có thể kết hợp với 1 từ, một nhóm từ, 1 cụm C-V.
- Chức vụ ngữ pháp:
+ Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ nhưng có khi động từ còn làm chủ ngữ (Thi đua là yêu nước) hoặc động từ còn làm bổ ngữ, định ngữ.
- Phân loại:
Dựa vào bản chất ý nghĩa – ngữ pháp của động từ người ta phân động từ làm hai loại: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập.
a. Những động từ độc lập:
Là những động từ tự thân chúng đã có ý nghĩa, chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm và chúng có thể giữ chức vụ làm thành phần chính của câu.
Động từ độc lập có thể có các tiểu loại động từ sau:
1a. Động từ tác động: cắt, gặt, cuốc, chặt, ăn, bắt, gánh, xách, giết, đọc, đóng....
2a. Động từ mang ý nghĩa trao nhận: tặng, cho, biếu, cấp, phát, trả, nộp, vay, mượn, đòi, chiếm...
3a. Động từ gây khiến: sai bảo, đề nghị, yêu cầu, cho phép, khiến, khuyên, cấm....
4a. Động từ cảm nghĩ nói năng (động từ chỉ trạng thái, tâm lý): hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, yêu, ghét...
5a. Động từ chỉ vận động di chuyển: ra, vào, đi, chạy, lên, xuống, về, đến......
Động từ vận độngddi chuyển có đặc điểm riêng biệt là sau động từ bắt buộc phải có thành tố phụ chỉ nơi chốn (bổ ngữ chỉ địa điểm).
6a. Động từ tồn tại; có, còn, nảy sinh nở, mọc, lặn, nổi, sống, chết, tàn, tắt, tan tác.....
b. Những động từ không độc lập (động từ tình thái): được chia làm hai tiểu loại:
1a. Động từ chỉ quan hệ:
- Động từ chỉ quan hệ đồng nhất
- Động từ chỉ quan hệ quá trình biến hoá: trở nên, trở thành.
- Động từ chỉ quan hệ đối chiếu, so sánh: như, giống, khác, tựa...
2b. Động từ chỉ tình thái:
- Động từ tình thái chỉ sự cần thiết và khả năng: nếu, cần, phải, cần phải, có thể, không thể,...
- Động từ tình thái chỉ ý chí, ý muốn: định, toan, nỡ, mong......
- Động từ tình thái chỉ sự chịu đựng, chỉ sự tiếp thu: bị, phải, được....
*Lưu ý: Một số động từ thường bị chuyển loại.
Tôi vào nhà. Tôi đi vào nhà
ĐT ĐT P.từ
Hoa như người bạn tốt. Cô ấy đẹp như tiên
ĐT Quan hệ từ
Tôi gặp Hà ở cổng trường. Nhà tôi ở gần trường
Quan hệ từ ĐT
3. Tính từ:
- Khái niệm: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....
- Khả năng kết hợp: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, cực kỳ, tương đối (đặc biệt là từ “rất”)
- Chức vụ ngữ pháp: chức vụ chính của tính từ là làm vị ngữ trực tiếp, làm định ngữ ngoài ra tính từ còn làm chủ ngữ, làm bổ ngữ.
- Phân loại:
+ Tính từ chỉ đặc trưng, tính chất tuyệt đối không được đánh giá theo thang độ (mức độ): trắng toát, đỏ au, xanh lè, dày cộp, sâu hoắm, công, chung, tư, riêng, chính, phụ,....
+ Tính từ chỉ đặc trưng thuộc về phẩm chất được đánh giá theo thang độ (mức độ): Xanh, đỏ, chua, cay, ngọt, thơm, cứng, mềm, chắc, bền, nhão, nát, càng, dịu hiền, thông minh, ngay thẳng...
Các tính từ này có thể tạo nên những cấu trúc so sánh.
VD: Đỏ như son
Xanh như tàu lá
4. Đại từ
- Khái niệm: Đại từ là lớp từ chuyên được dùng để xưng hô hay để thay thế cho DT, ĐT, Tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
- Khả năng kết hợp: Đại từ có khả năng đứng làm trung tâm của một nhóm từ.
VD: Hai chúng tôi, cũng vậy.
- Chức vụ ngữ pháp: Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ (đại từ thay thế loại từ nào thì có thể mang một nét đặc trưng của loại từ đó).
Phân loại:
4.1 - Đại từ xưng hô: là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.
- Đại từ xưng hô gốc, đích thực có 3 ngôi:
+ Ngôi 1: Chỉ người nói: tôI, tao, tớ, chúng tôI, chúng tao, chúng tớ...
+ Ngôi 2: Chỉ người nghe; mày, cậu, mi, chúng mày, chúng bay....
+ Ngôi 3: Chỉ người, vật được nói tới: hắn, thị, y, gã, họ, chúng nó, bọn nó,....
+ Đại từ dùng ở cả 2 ngôi chỉ cả người nói và người nghe; ta, mình, chúng ta, chúng mình.
- Đại từ xưng hô lâm thời: là các danh từ chỉ người khi xưng hô lâm thời trở thành đại từ: cô, chú, bác, ông, bà, anh, chị....
4.2 - Đại từ chỉ định:
- Đại từ chỉ nơi chốn, thời gian: này, kia, nọ, ấy, đó.....
4.3 - Đại từ dùng để hỏi: ai? gì? chi? Sao? Thế nào? sao sao?bao giờ? Bao nhiêu?
4.4 - Đại từ phiếm chỉ: ai, người ta, bao nhiêu, bấy nhiêu.
4.5 - Đại từ chỉ khối lượng: Tổng thể, cả, tất cả, tất thảy, hết thảy.
4.6 - Đại từ thay thế: thế, vậy.
5. Quan hệ từ:
- Khái niệm: Quan hệ từ là lớp từ chuêyn dùng để nối từ, nối nhóm từ, nối câu, nối đoạn văn.
- Quan hệ từ không tham gia thành phần câu
- Một số quan hệ từ thường dùng:
+ Của: chỉ quan hệ sở hữu
+ Mà: chỉ quan hệ đặc trưng hoặc quan hệ mục đíchcũng có khi chỉ quan hệ đối lập (Trời mưa mà đường không lầy lội)
+ Ở : Chỉ quan hệ định vị(địa điểm, đối tượng)
+ Bởi, tại, do, vì: Chỉ quan hệ về nguyên nhân.
+ Để, cho: chỉ quan hệ hướng tới mục đích kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng.
+ Những quan hệ từ biểu thị quan hệ liên hợp: và, với, cùng, hay, hoặc, cũng như, cùng với......
- Một số cặp quan hệ từ thường gặp:
+ Vì, nên, do....nên, nhờ....mà (biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả)
+ Nếu ....thì, hễ ... thì...(biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết – kết quả)
+ Tuy......nhưng, mặc dù......nhưng, (biểu thị quan hệ tương phản)
+ Không những.......mà còn, không chỉ.......mà còn…., (biểu thị quan hệ tăng tiến
6. Sự chuyển loại của từ:
Chuyển loại là một hiện tượng chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ mới. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có các đặc điểm sau:
- Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát.
- Mang ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát.
- Mang những đặc điểm ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, khả năng làm thành phần câu thay đổi).
- Tiếng việt thường diễn ra những hiện tượng chuyển loại như sau:
a. Chuyển thực từ thành hư từ.
VD: -Trên bảo, dưới không nghe.
DT DT
-Ý kiến ấy chẳng dựa trên cơ sở nào.
QHT
b. Chuyển danh từ thành động từ và ngược lại.
VD:
- Danh từ chỉ công cụ chuyển thành động từ chỉ hoạt động sử dụng công cụ ấy:
Cái cày/ cày ruộng; cái cuốc/cuốc đất; cái bơm/bơm xe...
- Danh từ trừu tượng (2 âm tiết) chuyển thành động từ: Những nhận thức mới/ nhận thức lại vấn đề; phát triển tư duy/ đang tư duy.
- Động từ chỉ cảm nghĩ nói năng (2 âm tiết) chuyển thành danh từ: đang suy nghĩ/ những suy nghĩ ấy; đang tính toán/ những tính toán ấy ...
- Động từ chỉ hoạt động chuyển thành danh từ đơn vị: đang bó rau/hai bó rau; đang gánh nước/ ba gánh nước...
c. Chuyển danh từ thành tính từ và ngược lại.
VD:
- Lý tưởng của tôi/ rất lý tưởng; sử dụng sắt đá/ sắt đá lắm...
- Gian khổ lắm/ những gian khổ ấy; rất khó khăn/ khó khăn ấy...
d. Chuyển danh từ thành đại từ xưng hô.
VD:
- Chị tôi đi chợ.
DT
- Chị tên là gì?
Đại từ
Các dạng bài tập
1. Xác định từ loại (phân định từ loại) trong một đoạn thơ, câu văn.
2. Nhận biết từ loại của các từ được cấu tạo theo một kiểu nhất định.
3. Đặt câu có sử dụng những từ thuộc một từ loại hay tiểu loại nào đó.
4. Xác định chức năng ngữ pháp của từ loại đó.
VD:
1. Phần định từ loại của các từ trong đoạn văn sau:
VD: Tôi táo tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì
Đại từ TT ĐT ĐT QHT Đại từ DT QHT DT DT Đại từ ĐT
ai cũng nhịn, không ai đáp lại bởi vì quanh quẩn ai cũng quen thuộc cả.
Đại từ ĐT Đại từ ĐT QHT DT Đại từ TT
2. Xác định từ loại của từ: niềm vui, tình yêu, nỗi buồn, cái đẹp, sự hi sinh, và tìm thêm 5 từ tương tự.
3. Đặt một câu có danh từ (đại từ) làm chủ ngữ.
+Đặt 1 câu có danh từ làm chủ ngữ.
+Đặt 1 câu có tính từ làm chủ ngữ.
+Đặt 2 câu có tính từ làm bổ ngữ.
4. Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong các câu dưới đây:
a) Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.
b) Cả nhà rất yêu quý tôi.
c) Người được điểm cao nhất trong kỳ thi khảo sát lần 1 là tôi.
1.Danh từ:
-Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
*Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: Danh từ có thể kết hợp với số từ, với phó từ chỉ lượng, với đại từ chỉ tổng lượng.
+ Về phía sau: Danh từ có thể kết hợp với một nhóm từ một từ, một cụm C-V.
*Chức vụ ngữ pháp:
Chức vụ chính của danh từ là làm chủ ngữ, ngoài ra danh từ còn có thể làm vị ngữ gián tiếp, làm bổ ngữ, định ngữ.
*Phân loại:
Danh từ chia làm hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng, trong danh từ chung lại được chia làm hai loại: Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp.
+ Danh từ tổng hợp chỉ sự vật, thực thể mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp: Giấy bút, quê hương, trời biển, nhà cửa, tre ....
+ Danh từ không tổng hợp gồm:
- Danh từ chỉ chất liệu: gạo, cát, đất, nước, rượu......
- Danh từ chỉ đơn vị: chiếc, con, thằng, buộc, bó....
- Danh từ chỉ đơn vị tổ chức địa lí: Tỉnh, xã, phương...
- Danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa tập hợp: căp, bầy, đàn, khóm.....
- Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước: mét, tấn, kilôgam, lít,
miếng...
- Danh từ chỉ đơn vị chỉ phạm vi khoảng thời gian, không gian: Vùng,
miền, khoảnh, nơi, chỗ, trên, dưới.....
- Danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa chỉ số liền của hoạt động, sự việc: lần,
lượt, cuộc, cơn, trận, đợt, giai đoạn...
- Danh từ chỉ khái niệm: Là nhứng danh từ mang ý nghĩa khái quát,trừu
tượng sống mà người ta nhận thức được nhưng không thể (cảm nhận) tri giác được bằng các giác quan.
VD: Cách mạng, tinh thần, ý nghĩ....
*Một số điểm cần lưu ý:
- Các danh từ chỉ sự vật và động từ có thể chuyển thành danh từ chỉ đơn vị.
- Các danh từ chỉ không gian chỉ là danh từ khi nó chỉ điểm chính.
2.Động từ:
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: động từ có khả năng kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, không, chưa, chả, cũng điều, cùng....
+ Về phía sau: Động từ có thể kết hợp với 1 từ, một nhóm từ, 1 cụm C-V.
- Chức vụ ngữ pháp:
+ Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ nhưng có khi động từ còn làm chủ ngữ (Thi đua là yêu nước) hoặc động từ còn làm bổ ngữ, định ngữ.
- Phân loại:
Dựa vào bản chất ý nghĩa – ngữ pháp của động từ người ta phân động từ làm hai loại: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập.
a. Những động từ độc lập:
Là những động từ tự thân chúng đã có ý nghĩa, chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm và chúng có thể giữ chức vụ làm thành phần chính của câu.
Động từ độc lập có thể có các tiểu loại động từ sau:
1a. Động từ tác động: cắt, gặt, cuốc, chặt, ăn, bắt, gánh, xách, giết, đọc, đóng....
2a. Động từ mang ý nghĩa trao nhận: tặng, cho, biếu, cấp, phát, trả, nộp, vay, mượn, đòi, chiếm...
3a. Động từ gây khiến: sai bảo, đề nghị, yêu cầu, cho phép, khiến, khuyên, cấm....
4a. Động từ cảm nghĩ nói năng (động từ chỉ trạng thái, tâm lý): hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, yêu, ghét...
5a. Động từ chỉ vận động di chuyển: ra, vào, đi, chạy, lên, xuống, về, đến......
Động từ vận độngddi chuyển có đặc điểm riêng biệt là sau động từ bắt buộc phải có thành tố phụ chỉ nơi chốn (bổ ngữ chỉ địa điểm).
6a. Động từ tồn tại; có, còn, nảy sinh nở, mọc, lặn, nổi, sống, chết, tàn, tắt, tan tác.....
b. Những động từ không độc lập (động từ tình thái): được chia làm hai tiểu loại:
1a. Động từ chỉ quan hệ:
- Động từ chỉ quan hệ đồng nhất
- Động từ chỉ quan hệ quá trình biến hoá: trở nên, trở thành.
- Động từ chỉ quan hệ đối chiếu, so sánh: như, giống, khác, tựa...
2b. Động từ chỉ tình thái:
- Động từ tình thái chỉ sự cần thiết và khả năng: nếu, cần, phải, cần phải, có thể, không thể,...
- Động từ tình thái chỉ ý chí, ý muốn: định, toan, nỡ, mong......
- Động từ tình thái chỉ sự chịu đựng, chỉ sự tiếp thu: bị, phải, được....
*Lưu ý: Một số động từ thường bị chuyển loại.
Tôi vào nhà. Tôi đi vào nhà
ĐT ĐT P.từ
Hoa như người bạn tốt. Cô ấy đẹp như tiên
ĐT Quan hệ từ
Tôi gặp Hà ở cổng trường. Nhà tôi ở gần trường
Quan hệ từ ĐT
3. Tính từ:
- Khái niệm: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....
- Khả năng kết hợp: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, cực kỳ, tương đối (đặc biệt là từ “rất”)
- Chức vụ ngữ pháp: chức vụ chính của tính từ là làm vị ngữ trực tiếp, làm định ngữ ngoài ra tính từ còn làm chủ ngữ, làm bổ ngữ.
- Phân loại:
+ Tính từ chỉ đặc trưng, tính chất tuyệt đối không được đánh giá theo thang độ (mức độ): trắng toát, đỏ au, xanh lè, dày cộp, sâu hoắm, công, chung, tư, riêng, chính, phụ,....
+ Tính từ chỉ đặc trưng thuộc về phẩm chất được đánh giá theo thang độ (mức độ): Xanh, đỏ, chua, cay, ngọt, thơm, cứng, mềm, chắc, bền, nhão, nát, càng, dịu hiền, thông minh, ngay thẳng...
Các tính từ này có thể tạo nên những cấu trúc so sánh.
VD: Đỏ như son
Xanh như tàu lá
4. Đại từ
- Khái niệm: Đại từ là lớp từ chuyên được dùng để xưng hô hay để thay thế cho DT, ĐT, Tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
- Khả năng kết hợp: Đại từ có khả năng đứng làm trung tâm của một nhóm từ.
VD: Hai chúng tôi, cũng vậy.
- Chức vụ ngữ pháp: Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ (đại từ thay thế loại từ nào thì có thể mang một nét đặc trưng của loại từ đó).
Phân loại:
4.1 - Đại từ xưng hô: là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.
- Đại từ xưng hô gốc, đích thực có 3 ngôi:
+ Ngôi 1: Chỉ người nói: tôI, tao, tớ, chúng tôI, chúng tao, chúng tớ...
+ Ngôi 2: Chỉ người nghe; mày, cậu, mi, chúng mày, chúng bay....
+ Ngôi 3: Chỉ người, vật được nói tới: hắn, thị, y, gã, họ, chúng nó, bọn nó,....
+ Đại từ dùng ở cả 2 ngôi chỉ cả người nói và người nghe; ta, mình, chúng ta, chúng mình.
- Đại từ xưng hô lâm thời: là các danh từ chỉ người khi xưng hô lâm thời trở thành đại từ: cô, chú, bác, ông, bà, anh, chị....
4.2 - Đại từ chỉ định:
- Đại từ chỉ nơi chốn, thời gian: này, kia, nọ, ấy, đó.....
4.3 - Đại từ dùng để hỏi: ai? gì? chi? Sao? Thế nào? sao sao?bao giờ? Bao nhiêu?
4.4 - Đại từ phiếm chỉ: ai, người ta, bao nhiêu, bấy nhiêu.
4.5 - Đại từ chỉ khối lượng: Tổng thể, cả, tất cả, tất thảy, hết thảy.
4.6 - Đại từ thay thế: thế, vậy.
5. Quan hệ từ:
- Khái niệm: Quan hệ từ là lớp từ chuêyn dùng để nối từ, nối nhóm từ, nối câu, nối đoạn văn.
- Quan hệ từ không tham gia thành phần câu
- Một số quan hệ từ thường dùng:
+ Của: chỉ quan hệ sở hữu
+ Mà: chỉ quan hệ đặc trưng hoặc quan hệ mục đíchcũng có khi chỉ quan hệ đối lập (Trời mưa mà đường không lầy lội)
+ Ở : Chỉ quan hệ định vị(địa điểm, đối tượng)
+ Bởi, tại, do, vì: Chỉ quan hệ về nguyên nhân.
+ Để, cho: chỉ quan hệ hướng tới mục đích kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng.
+ Những quan hệ từ biểu thị quan hệ liên hợp: và, với, cùng, hay, hoặc, cũng như, cùng với......
- Một số cặp quan hệ từ thường gặp:
+ Vì, nên, do....nên, nhờ....mà (biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả)
+ Nếu ....thì, hễ ... thì...(biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết – kết quả)
+ Tuy......nhưng, mặc dù......nhưng, (biểu thị quan hệ tương phản)
+ Không những.......mà còn, không chỉ.......mà còn…., (biểu thị quan hệ tăng tiến
6. Sự chuyển loại của từ:
Chuyển loại là một hiện tượng chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ mới. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có các đặc điểm sau:
- Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát.
- Mang ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát.
- Mang những đặc điểm ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, khả năng làm thành phần câu thay đổi).
- Tiếng việt thường diễn ra những hiện tượng chuyển loại như sau:
a. Chuyển thực từ thành hư từ.
DT DT
-Ý kiến ấy chẳng dựa trên cơ sở nào.
QHT
b. Chuyển danh từ thành động từ và ngược lại.
VD:
- Danh từ chỉ công cụ chuyển thành động từ chỉ hoạt động sử dụng công cụ ấy:
Cái cày/ cày ruộng; cái cuốc/cuốc đất; cái bơm/bơm xe...
- Danh từ trừu tượng (2 âm tiết) chuyển thành động từ: Những nhận thức mới/ nhận thức lại vấn đề; phát triển tư duy/ đang tư duy.
- Động từ chỉ cảm nghĩ nói năng (2 âm tiết) chuyển thành danh từ: đang suy nghĩ/ những suy nghĩ ấy; đang tính toán/ những tính toán ấy ...
- Động từ chỉ hoạt động chuyển thành danh từ đơn vị: đang bó rau/hai bó rau; đang gánh nước/ ba gánh nước...
c. Chuyển danh từ thành tính từ và ngược lại.
VD:
- Lý tưởng của tôi/ rất lý tưởng; sử dụng sắt đá/ sắt đá lắm...
- Gian khổ lắm/ những gian khổ ấy; rất khó khăn/ khó khăn ấy...
d. Chuyển danh từ thành đại từ xưng hô.
VD:
- Chị tôi đi chợ.
DT
- Chị tên là gì?
Đại từ
1.Danh từ:
-Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
*Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: Danh từ có thể kết hợp với số từ, với phó từ chỉ lượng, với đại từ chỉ tổng lượng.
+ Về phía sau: Danh từ có thể kết hợp với một nhóm từ một từ, một cụm C-V.
*Chức vụ ngữ pháp:
Chức vụ chính của danh từ là làm chủ ngữ, ngoài ra danh từ còn có thể làm vị ngữ gián tiếp, làm bổ ngữ, định ngữ.
*Phân loại:
Danh từ chia làm hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng, trong danh từ chung lại được chia làm hai loại: Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp.
+ Danh từ tổng hợp chỉ sự vật, thực thể mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp: Giấy bút, quê hương, trời biển, nhà cửa, tre ....
+ Danh từ không tổng hợp gồm:
- Danh từ chỉ chất liệu: gạo, cát, đất, nước, rượu......
- Danh từ chỉ đơn vị: chiếc, con, thằng, buộc, bó....
- Danh từ chỉ đơn vị tổ chức địa lí: Tỉnh, xã, phương...
- Danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa tập hợp: căp, bầy, đàn, khóm.....
- Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước: mét, tấn, kilôgam, lít,
miếng...
- Danh từ chỉ đơn vị chỉ phạm vi khoảng thời gian, không gian: Vùng,
miền, khoảnh, nơi, chỗ, trên, dưới.....
- Danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa chỉ số liền của hoạt động, sự việc: lần,
lượt, cuộc, cơn, trận, đợt, giai đoạn...
- Danh từ chỉ khái niệm: Là nhứng danh từ mang ý nghĩa khái quát,trừu
tượng sống mà người ta nhận thức được nhưng không thể (cảm nhận) tri giác được bằng các giác quan.
VD: Cách mạng, tinh thần, ý nghĩ....
*Một số điểm cần lưu ý:
- Các danh từ chỉ sự vật và động từ có thể chuyển thành danh từ chỉ đơn vị.
- Các danh từ chỉ không gian chỉ là danh từ khi nó chỉ điểm chính.
2.Động từ:
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: động từ có khả năng kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, không, chưa, chả, cũng điều, cùng....
+ Về phía sau: Động từ có thể kết hợp với 1 từ, một nhóm từ, 1 cụm C-V.
- Chức vụ ngữ pháp:
+ Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ nhưng có khi động từ còn làm chủ ngữ (Thi đua là yêu nước) hoặc động từ còn làm bổ ngữ, định ngữ.
- Phân loại:
Dựa vào bản chất ý nghĩa – ngữ pháp của động từ người ta phân động từ làm hai loại: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập.
a. Những động từ độc lập:
Là những động từ tự thân chúng đã có ý nghĩa, chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm và chúng có thể giữ chức vụ làm thành phần chính của câu.
Động từ độc lập có thể có các tiểu loại động từ sau:
1a. Động từ tác động: cắt, gặt, cuốc, chặt, ăn, bắt, gánh, xách, giết, đọc, đóng....
2a. Động từ mang ý nghĩa trao nhận: tặng, cho, biếu, cấp, phát, trả, nộp, vay, mượn, đòi, chiếm...
3a. Động từ gây khiến: sai bảo, đề nghị, yêu cầu, cho phép, khiến, khuyên, cấm....
4a. Động từ cảm nghĩ nói năng (động từ chỉ trạng thái, tâm lý): hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, yêu, ghét...
5a. Động từ chỉ vận động di chuyển: ra, vào, đi, chạy, lên, xuống, về, đến......
Động từ vận độngddi chuyển có đặc điểm riêng biệt là sau động từ bắt buộc phải có thành tố phụ chỉ nơi chốn (bổ ngữ chỉ địa điểm).
6a. Động từ tồn tại; có, còn, nảy sinh nở, mọc, lặn, nổi, sống, chết, tàn, tắt, tan tác.....
b. Những động từ không độc lập (động từ tình thái): được chia làm hai tiểu loại:
1a. Động từ chỉ quan hệ:
- Động từ chỉ quan hệ đồng nhất
- Động từ chỉ quan hệ quá trình biến hoá: trở nên, trở thành.
- Động từ chỉ quan hệ đối chiếu, so sánh: như, giống, khác, tựa...
2b. Động từ chỉ tình thái:
- Động từ tình thái chỉ sự cần thiết và khả năng: nếu, cần, phải, cần phải, có thể, không thể,...
- Động từ tình thái chỉ ý chí, ý muốn: định, toan, nỡ, mong......
- Động từ tình thái chỉ sự chịu đựng, chỉ sự tiếp thu: bị, phải, được....
*Lưu ý: Một số động từ thường bị chuyển loại.
Tôi vào nhà. Tôi đi vào nhà
ĐT ĐT P.từ
Hoa như người bạn tốt. Cô ấy đẹp như tiên
ĐT Quan hệ từ
Tôi gặp Hà ở cổng trường. Nhà tôi ở gần trường
Quan hệ từ ĐT
3. Tính từ:
- Khái niệm: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....
- Khả năng kết hợp: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, cực kỳ, tương đối (đặc biệt là từ “rất”)
- Chức vụ ngữ pháp: chức vụ chính của tính từ là làm vị ngữ trực tiếp, làm định ngữ ngoài ra tính từ còn làm chủ ngữ, làm bổ ngữ.
- Phân loại:
+ Tính từ chỉ đặc trưng, tính chất tuyệt đối không được đánh giá theo thang độ (mức độ): trắng toát, đỏ au, xanh lè, dày cộp, sâu hoắm, công, chung, tư, riêng, chính, phụ,....
+ Tính từ chỉ đặc trưng thuộc về phẩm chất được đánh giá theo thang độ (mức độ): Xanh, đỏ, chua, cay, ngọt, thơm, cứng, mềm, chắc, bền, nhão, nát, càng, dịu hiền, thông minh, ngay thẳng...
Các tính từ này có thể tạo nên những cấu trúc so sánh.
VD: Đỏ như son
Xanh như tàu lá
4. Đại từ
- Khái niệm: Đại từ là lớp từ chuyên được dùng để xưng hô hay để thay thế cho DT, ĐT, Tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
- Khả năng kết hợp: Đại từ có khả năng đứng làm trung tâm của một nhóm từ.
VD: Hai chúng tôi, cũng vậy.
- Chức vụ ngữ pháp: Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ (đại từ thay thế loại từ nào thì có thể mang một nét đặc trưng của loại từ đó).
Phân loại:
4.1 - Đại từ xưng hô: là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.
- Đại từ xưng hô gốc, đích thực có 3 ngôi:
+ Ngôi 1: Chỉ người nói: tôI, tao, tớ, chúng tôI, chúng tao, chúng tớ...
+ Ngôi 2: Chỉ người nghe; mày, cậu, mi, chúng mày, chúng bay....
+ Ngôi 3: Chỉ người, vật được nói tới: hắn, thị, y, gã, họ, chúng nó, bọn nó,....
+ Đại từ dùng ở cả 2 ngôi chỉ cả người nói và người nghe; ta, mình, chúng ta, chúng mình.
- Đại từ xưng hô lâm thời: là các danh từ chỉ người khi xưng hô lâm thời trở thành đại từ: cô, chú, bác, ông, bà, anh, chị....
4.2 - Đại từ chỉ định:
- Đại từ chỉ nơi chốn, thời gian: này, kia, nọ, ấy, đó.....
4.3 - Đại từ dùng để hỏi: ai? gì? chi? Sao? Thế nào? sao sao?bao giờ? Bao nhiêu?
4.4 - Đại từ phiếm chỉ: ai, người ta, bao nhiêu, bấy nhiêu.
4.5 - Đại từ chỉ khối lượng: Tổng thể, cả, tất cả, tất thảy, hết thảy.
4.6 - Đại từ thay thế: thế, vậy.
5. Quan hệ từ:
- Khái niệm: Quan hệ từ là lớp từ chuêyn dùng để nối từ, nối nhóm từ, nối câu, nối đoạn văn.
- Quan hệ từ không tham gia thành phần câu
- Một số quan hệ từ thường dùng:
+ Của: chỉ quan hệ sở hữu
+ Mà: chỉ quan hệ đặc trưng hoặc quan hệ mục đíchcũng có khi chỉ quan hệ đối lập (Trời mưa mà đường không lầy lội)
+ Ở : Chỉ quan hệ định vị(địa điểm, đối tượng)
+ Bởi, tại, do, vì: Chỉ quan hệ về nguyên nhân.
+ Để, cho: chỉ quan hệ hướng tới mục đích kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng.
+ Những quan hệ từ biểu thị quan hệ liên hợp: và, với, cùng, hay, hoặc, cũng như, cùng với......
- Một số cặp quan hệ từ thường gặp:
+ Vì, nên, do....nên, nhờ....mà (biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả)
+ Nếu ....thì, hễ ... thì...(biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết – kết quả)
+ Tuy......nhưng, mặc dù......nhưng, (biểu thị quan hệ tương phản)
+ Không những.......mà còn, không chỉ.......mà còn…., (biểu thị quan hệ tăng tiến
6. Sự chuyển loại của từ:
Chuyển loại là một hiện tượng chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ mới. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có các đặc điểm sau:
- Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát.
- Mang ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát.
- Mang những đặc điểm ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, khả năng làm thành phần câu thay đổi).
- Tiếng việt thường diễn ra những hiện tượng chuyển loại như sau:
a. Chuyển thực từ thành hư từ.
DT DT
-Ý kiến ấy chẳng dựa trên cơ sở nào.
QHT
b. Chuyển danh từ thành động từ và ngược lại.
VD:
- Danh từ chỉ công cụ chuyển thành động từ chỉ hoạt động sử dụng công cụ ấy:
Cái cày/ cày ruộng; cái cuốc/cuốc đất; cái bơm/bơm xe...
- Danh từ trừu tượng (2 âm tiết) chuyển thành động từ: Những nhận thức mới/ nhận thức lại vấn đề; phát triển tư duy/ đang tư duy.
- Động từ chỉ cảm nghĩ nói năng (2 âm tiết) chuyển thành danh từ: đang suy nghĩ/ những suy nghĩ ấy; đang tính toán/ những tính toán ấy ...
- Động từ chỉ hoạt động chuyển thành danh từ đơn vị: đang bó rau/hai bó rau; đang gánh nước/ ba gánh nước...
c. Chuyển danh từ thành tính từ và ngược lại.
VD:
- Lý tưởng của tôi/ rất lý tưởng; sử dụng sắt đá/ sắt đá lắm...
- Gian khổ lắm/ những gian khổ ấy; rất khó khăn/ khó khăn ấy...
d. Chuyển danh từ thành đại từ xưng hô.
VD:
- Chị tôi đi chợ.
DT
- Chị tên là gì?
Đại từ
V.D :
- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,...
- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,...
- DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,... ; mét, lít, ki-lô-gam,... ; nắm, mớ, đàn,...
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung.
+ Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,...)
+ Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành 2 loại :
- DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,...).
- DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,...).
Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
==> DT chỉ hiện tượng :
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,... và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,...DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,...) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đóinghèo,...) nói trên.
==> DT chỉ khái niệm :
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng - đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,...Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,...
==> DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ : con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,...
- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,...VD : lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,...
- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,...
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,...
2.
Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.V.D : - Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động )
- Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái )
*Mấy lưu ý về ĐT chỉ trạng thái :
- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là: nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :
+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,...
+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,...
+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,...
+ ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,...
- Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :
+ Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.
+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).
VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )
Anh ấy đứng tuổi rồi .
+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT ( kết hợp được với các từ chỉ mức độ )
- Các "ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ): yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm, hiểu,...Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.
- Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái.
VD : Trên tường treo một bức tranh.
Dưới gốc cây có buộc một con ngựa .
- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào ?
3.
Tính từ(TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...*Có 2 loại TT đáng chú ý là :
- TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,... )
- TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...)
* Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :
- Từ chỉ đặc điểm :
Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,...ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật...
Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên.
VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,...
+ Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...
- Từ chỉ tính chất :
Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó , từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.
VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,...
Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng : Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập.
- Từ chỉ trạng thái :
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
VD : Trời đang đứng gió .
Người bệnh đang hôn mê.
Cảnh vật yên tĩnh quá.
Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.
Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là ĐT, có thể là TT hoặc mang đặc điểm của cả ĐT và TT ( từ trung gian ), song theo như định hướng trong nội dung chương trình SGK, ở cấp tiểu học , chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm ĐT để HS dễ phân biệt.
4.*Số từ: -Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. -Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng .
*Lượng từ: - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. *Chỉ từ: - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. - Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. *Đại từ: - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,… - Các loại đại từ: . Đại từ để trỏ dùng để: + Trỏ người, sự vật ( gọi là đại từ xưng hô ) + Trỏ số lượng + Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. . Đại từ để hỏi dùng để: + Hỏi về người, sự vật + Hỏi về số lượng + Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. - Các ngôi đại từ: + Ngôi thứ nhất ( nhân xưng ) – Số ít / số nhiều. + Ngôi thứ hai ( chỉ người nói với ) – Số ít / số nhiều + Ngôi thứ ba ( chỉ người nói tới ) – Số ít / số nhiều. *Quan hệ từ: - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. - Sử dụng quan hệ từ:
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ. + Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp: Vì – nên;( bởi vì – cho nên); Tuy – nhưng;( dù – nhưng; mặc dù – nhưng ); Nếu – thì;( hễ - thì ); không những – mà còn (không những – mà; chẳng những – mà…);… *Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Phó từ gồm có hai loại lớn: - Phó từ đứng trước động từ, tính từ: bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ, tính từ như thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, cầu khiến. - Phó từ đứng sau động từ, tính từ: bổ sung một số ý nghĩa như múc độ, khả năng, kết quả và hướng. *Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở những từ ngữ đó. .Ví dụ: những, chính, có, đích, ngay...
*Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. - Thán từ gồm hai loại chính: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,… + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ,… *Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. - Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau: + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,… + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,… + Tình thái từ cảm thán: thay, sao,… + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà,… -Sử dụng tình thái phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…)