Bài 33. Kính hiển vi

SK

Nêu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.

TH
29 tháng 10 2018 lúc 20:02

* Công dụng: Kính hiển vi là công cụ hỗ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn.

*Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.

* Cấu tạo: Bộ phận chính là thấu kính hội tụ: Vật kính O1 có tiêu cự rất ngắn ( cỡ vài mm), thị kính O2 có tiêu cự rất ngắn ( cỡ vài cm)

Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:

* Hệ thống giá đỡ gồm:

Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

* Hệ thống phóng đại gồm:

– Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)

– Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).

* Hệ thống chiếu sáng gồm:

– Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

– Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

– Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

* Hệ thống điều chỉnh:

– Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)

– Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp)

– Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống

– Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

– Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng)

– Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
YP
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết