Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tập làm văn lớp 9

LA

Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen đậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm iu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa

M.n giúp mk vs nha... cảm ơn nhiều

TL
28 tháng 12 2018 lúc 20:06

Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Bếp Lửa" của nhà thơ Bằng Việt là dòng suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà và bếp lửa. Đó là một cuộc đời vất vả sớm hôm, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cho gia đình và đất nước. Từ láy "lận đận" và hình ảnh ẩn dụ nắng mưa đã giúp ta cảm nhận được nỗi vất vả, lo toan của bà cho cuộc sống gia đình. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa và hành động nhóm lửa. Điệp từ "nhóm" trong đoạn thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Đó là nhóm bếp lửa có thực để sưởi ấm cho cả bà và cháu qua mùa giá rét, để luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn. Nhưng từ "nhóm" ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng: bà đã nhen nhóm khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn cháu để mai sau cháu khôn lớn, trưởng thành, cháu đi xa vẫn nhớ về gia đình, về quê hương, đất nước. Bếp lửa của bà không chỉ nhen lên bằng rơm, bằng củi mà nó được nhóm lên bằng ngọn lửa thiêng liêng luôn cháy trong lòng bà. Và như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho những thế hệ mai sau. Câu thơ cuối là một câu cảm thán, là một lời pháp hiện, một lời khẳng định về bếp lửa nơi quê nhà. Bếp lửa kì lạ bởi vì nó cháy sáng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Bếp lửa thiêng liêng bởi nơi ấy luôn ủ ấp và sáng mãi tình bà cháu. Chao ôi, bếp lửa của bà mới kì diệu làm sao! Tóm lại đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương và niềm biết ơn vô hạn của người cháu đối với bà và cũng là đối với quê hương, đất nước.

P/S: Văn mình viết, có gì thì hỏi nhá

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (1)
TP
31 tháng 5 2020 lúc 22:08

Mở bài :

- Giới thiệu về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa

- Giới thiệu đoạn thơ cần cảm nhận : đoạn thơ thể hiện sâu sắc tình cảm bà cháu thiêng liêng, đẹp đẽ

Thân bài :

1. Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ

- Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinnh viên du học ở Liên Xô. Thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ

- Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở khổ 6 và 7 của bài thơ,xoay quanh cảm xúc và nỗi nhớ của cháu đối với bà

2. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ

- Bài thơ có sự vận động của mạch thơ, mạch cảm xúc từ cụ thể tới khái quát, từ tả thực tới biểu tượng, từ cảm xúc tới suy ngẫm

- Sự vận động của cảm xúc theo thời gian:

- Tác giả suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời bà

+ Bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, bà và bếp lửa là hai hình tượng xuyên suốt bài thơ

+ Bếp lửa trở thành biểu tượng trọn vẹn, nghĩa tình về người bà – hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất đáng quý

+ Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, suốt cả cuộc đời “lận đận” “mưa nắng” vẫn luôn sáng lên tình yêu thương

+ Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần với nhiều ý nghĩa khác nhau: ngoài nghĩa gốc thể hiện hành động nhóm lửa làm cho lửa bén, cháy thì còn mang nghĩa ẩn dụ là sự nhóm dậy, truyền yêu thương, những giá trị tốt đẹp, kí ức đẹp trong lòng đứa cháu

→ Hình ảnh bếp lửa giản dị, đơn sơ mang ý nghĩa trở thành ngọn lửa trong tim ẩn chứa sức sống và niềm hi vọng bất diệt

- Sự yêu thương, trân trọng và biết ơn của người cháu được thể hiện xúc động qua câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”

+ Hình ảnh bếp lửa từ thực đã được nâng lên trở thành biểu tượng của ý chí, tình yêu thương

- Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu

+ Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội

+ Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc

+ Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương

Kết bài :

- Khẳng định giá trị của đoạn thơ

- Khẳng định tình cảm yêu quý, kính trọng của người cháu đối với bà của mình.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TK
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
GC
Xem chi tiết
AB
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết