Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", "hoa", "liễu" để miêu tả một tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "Bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
"Chị em Thúy Kiều" là đoạn trích độc đáo trong Truyện Kiều. Trong đoạn trích, Nguyễn Du đã cho ta những hình dung cụ thể về thứ bậc, nhan sắc và phẩm chất của hai cô gái. Cách khẳng định của tác giả :"Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" gợi ra nhan sắc tuyệt sắc của hai cô gái. Họ còn đẹp trong những nét đẹp riêng biệt. Vân hiện lên với "trang trọng khác vời" và gây ấn tượng về sự phúc hậu, đoan trang. Vẻ đẹp của Thúy Vân thật sự đã trở thành sự ngưỡng vọng ủa thiên nhiên, tạo vật nên "mây thua, tuyết nhường". Nguyễn Du dùng ước lệ tượng trưng cùng nhân hóa để tô đậm hơn vẻ đẹp của Vân và dự báo về một cuộc đời với nhiều an yên, hanh phúc của Vân. Cũng đẹp nhưng Kiều "là phần hơn". Đặc biệt, tác giả không miêu tả vẻ đẹp của Kiều một cách rõ nét từ gương mặt đến màu da, mái tóc như Vân mà đã tập trung vào vẻ đẹp tâm hồn của Kiều. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp "hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Nhân hóa, ước lệ tương trưng trong câu thơ góp phần khẳng định cuộc đời Kiều không êm đềm, không bình yên mà trải qua nhiều sóng gió, gian truân. Kiều đẹp và quá tài năng nhưng những gì chờ đợi nàng không phải hanh phúc. Dự báo của Nguyễn Du làm ta thấy thương cho người con gái hồng nhan bạc phận ấy.
dẫn trực tiếp gạch chân