Văn bản ngữ văn 7

HT

nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài" Hồi hương ngẫu thư"

NL
13 tháng 11 2016 lúc 10:05

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn nơi ta sinh ra và cũng là nơi đón ta trở về quê hương bình dị lắm giản dị lắm nhưng có đôi lúc vì mải chạy theo vật chất phù du mà ta quên đi chốn bình yên ấy. Khi trở lại thì cảnh vật vẫn còn đó, cảm xúc vẫn dạt dào nhưng dường như ta đã trở thành người lạ trên chính quê hương ta. Cũng nằm trong cảm xúc đó Hạ Tri Chương đã viết bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư”.
Quê hương là lòng mẹ ấm áp và yên lành nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng ta suốt những tháng ngày thơ ấu. Nhưng cuộc sống như những guồng quay bất tận đã quấn ta đi đã lấy đi tuổi xanh và trả ta lại nơi bắt đầu khi tóc đã ngả màu thời gian. Hạ Tri Chương cũng ra đi lăn lộn trong chốn quan quan trường ở kinh đô Trường An vào lúc :

“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi”

Dịch thơ
“Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao”.

Khi ra đi tóc hãy còn xanh , khi trở về giọng quê vẫn thế chất giọng trong lời ru của bà của mẹ của quê hương tâm tình không đổi nhưng màu thời gian đã phủ trắng trên mái tóc buông màu hoa râm. Hẳn phải yêu quê hương yêu tiếng mẹ nên tác giả vẫn giừ gìn chất giọng của mình như một minh chứng về tình yêu bất diệt đó, quê hương không chỉ luôn hiện hữu trong tim trong trí nhớ của Hạ Tri Chương mà tình yêu đó vẫn luôn được nuôi dưỡng trong chất giọng của ông

Trong hai câu thơ trên ta thấy tác giả đã sử dụng những vế đối một cách khéo léo và tinh tế nhằm làm nổi bật sự đối lập khi rời quê và khi trở lại . “thiếu tiểu” (khi trẻ) đối lập với “lão đại”( già), “li”(đi) đối lập với “hồi” (về), “vô cải”( không đổi) đối lập với “mao tồi” (khác bao). Dù con người có muốn hay không nhưng cuộc đời thời gian vẫn thế vẫn khắc nghiệt và vô tình đôi khi đến mức hờ hững: Thời gian thấm thoắt thoi đưa nó đi đi mất có chờ đợi ai. Chẳng phải vì sự đối lập như vậy mà:

“Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tông hà xứ lai”

Dịch thơ:
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi”.

Nếu như hai câu đầu ta cảm nhận thấy sự hồi hộp khi được trở lại quê cũ thì hai câu sau có chút gì đó bùi ngùi xót xa thấm thía một nỗi mang mát buồn. Trên mảnh đất quê hương mà dường như mình là kẻ xa lạ đó là một cảm giác thật đau đớn và càng đau đớn hơn khi trở lại vào lúc tuổi đã xế chiều. Khi về già người ta thường hay muốn trở lại quê hương và thường mang theo tâm trạng nuối tiếc. Vì những giá trị mà cả đời vất vả đi tìm lại không nằm ở đâu xa mà ở những việc rất bình thường. Giống như nhân vật Nhĩ trong tác phẩm bến quê của Nguyễn Minh Châu cũng đem theo một cảm xúc nuối tiếc như vậy. Cả đời bôn ba khắp nơi trong nước ngoài nước không có nơi đâu là Nhĩ chưa đăt chân đến. Nhưng cái bên quê trước mặt mình thì Nhĩ lại chưa từng đặt chân lên một lần. Khi trở lại thì Nhĩ đã bị bệnh rất nặng không thể nào và không bao giờ có thể đặt chân lên cái baaix bồi đó nữa. Đó là một hình ảnh mang tính chất nhân sinh sâu sắc đáng để suy ngẫm

Bài thơ kết thúc trong dư vọng của sự nuối tiếc chen lẫn những nỗi buồn từ sâu thẳm con tim, đó là những trải nghiệm của tác giả hay chính là thông điệp nhắn nhủ tới mỗi bạn đọc hãy yêu thương và trân trọng những gì mà ta đang có bởi vì hạnh phúc giản dị lắm nó hiện hữu xung quanh ta mà ta không hề nhận. Đừng mải chạy theo vật chất phù mà quên đi những hạnh phúc giản đơn mà rất khó nắm bắt, tới khi ngoảnh mặt lại thì nó đã tuột khỏi tầm tay. Quê hương là chốn đón nhận chúng ta quay về bởi: Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

Tình yêu quê hương đất nước luôn được sáng tạo trong những tác phẩm văn học, nó trở thành nguồn cảm hứng to lớn và mạnh mẽ cho con người cuộc đời của mỗi chúng ta đã được tạo nên bởi cuộc sống và giá trị cho cuộc đời của mỗi người. Quê hương ai ai cũng phải có nhưng biết lưu giữ và tạo nên nó mới có thể góp phần làm nên một cuộc sống vừa có giá trị và có ý nghĩa nhất, đối với cuộc đời của mỗi người. Quê hương mỗi người chỉ có một, quê hương nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta vững tin và mạnh mẽ cho cuộc sống của mình, biết được những điều đó chúng ta sẽ tạo dựng được nhiều điều có ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình. Luôn luôn biết chân trọng và giữ gìn truyền thống và biết yêu thương quê hương của mình, đó là những điều có ý nghĩa và tạo dựng được nhiều điều mang lại cho chúng ta cuộc sống có giá trị và hạnh phúc nhất trong chính cuộc đời này.

Bình luận (0)
BT
13 tháng 11 2016 lúc 10:27

ết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

 

Bình luận (0)
LA
16 tháng 11 2016 lúc 13:26

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

 

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

cam nghi bai hoi huong ngau thu cua ha tri chuong

Làm như thế nào để tóc dài được? Chỉ cần...Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ trong vòng 1 tuần như thế nào!Hãy nhìn xem , làm thế nào để tăng kích thước vòng một mà không cần phẫu thuật!Bí quyết giảm từ 85 kg xuống còn 54 kg chỉ trong vòng 2 tháng!Bụng sẽ trở nên bằng phẳng sau 7 ngày , nếu sau khi ăn làm ...Nếu bạn bị yếu sinh lý thì bạn phải dùng!

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
DL
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết