Văn bản ngữ văn 8

VT

Một trong những cảm hứng của thơ ca đầu thế kỉ XX là cả ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. Qua bài thơ quê hương của tế hanh và khi con tu hú của tố hữu em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

PP
9 tháng 2 2020 lúc 15:49

*Gợi ý:
(1)Bài thơ ''Quê hương của Tế Hanh''

- Thể hiện niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương
-Thể hiện trong nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của làng quê mình
-Thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi của người con xa xứ( chân thành, tha thiết, nhớ về hương vị đặc trưng riêng đầy quyến rũ của làng chài,...)
(2)Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
-Bức tranh mùa hè chốn làng quê trong sự cảm nhận của tác giả( 6 câu đầu)
-Âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân=> gần gũi với cuộc sống thôn quê
=>Hình ảnh chân thực, gần gũi; hương vị mang đậm màu sắc làng quê; màu sắc rực rỡ, gợi hình gợi cảm => thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên quê hương của tác giả, tha thiết yêu cuộc đời tự do
(*) Liên hệ một số bài thơ khác đã học có cùng chủ đề

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
9 tháng 2 2020 lúc 16:22
a, Mở bài Dẫn dắt một cách hợp lí, logic: Khái quát về hai tác giả, hai bài thơ Giới thiệu vấn đề: những cảm hứng của thơ ca đầu thế kỉ XX thường ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. b. Thân bài Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh: Bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá (1 điểm) Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Nổi lên trên nền trời nước mênh mông là những cánh buồm trắng đang rướn thân mình mạnh mẽ vượt trường giang Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Việc sử dụng nghệ thuật so sánh Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, nghệ thuật ẩn dụ mảnh hồn làng kết với dùng động từ mạnh phăng, vượt gợi hình ảnh cánh buồm no gió, căng đầy. Dáng vóc thật hiên ngang, phóng khoáng tràn đầy sinh lực, trần trề nhựa sống. Đó còn là khát vọng của người dân làng chài muốn chinh phục thiên nhiên biển cả, không gian với nhiều vùng biển xa xôi. Cánh buồm còn là biểu tượng cho những tâm hồn khoáng đạt bay bổng của làng quê. Không chỉ vẽ ra vẻ đẹp của làng quê qua hình ảnh buổi sơm mai hồng, con thuyền, dân trai tráng. Cảnh thiên nhiên trong bài thơ còn được thể hiện trong những buổi dân làng đón ghe về: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Cảnh thật ồn ào náo nhiệt của một vùng quê đón những người đi biển trở về thật là tấp nập, những âm thanh vui vẻ của một đời sống thanh bình khi kết quả lao động thật tốt đẹp biển lặng, cá đầy ghe. (1 điểm) Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nghệ thuật nhân hóa im bến mỏi trở về nằm và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho con thuyền trở nên như con người. Sau chuyến đi biển dài ngày con thuyền thanh thản trở về nằm nghỉ mà nồng nàn hơi thở mặn mòi của biển cả. Chỉ có một tình yêu thiên nhiên đến tha thiết, một nỗi nhớ quê da diết, cảnh sắc thiên nhiên của quê hương Tế Hanh dường như lúc nào cũng thường trực trong tâm tưởng nhà thơ, xa quê tác giả nhớ tới cái đặc trưng của làng chài: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và cái mùi nồng mặn của biển cả. Nay xa cách lòng tôi luôi tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồn mặn quá! Với Tố Hữu thì bức tranh thiên nhiên được vẽ ra không chỉ ở một quê cụ thể nào mà đó là không gian của cả một mùa hè ngọt ngào hương vị, khoáng đạt nên thơ. Mỗi hình ảnh thơ được viết ra từ tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy san nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không. Khung cảnh thiên nhiên được mở ra với âm thanh của con chim tu hú. Thật là một bức tranh thiên nhiên tràn trề nhựa sống, đầy sắc màu của hương đồng gió nội: Sắc lúa đang chín vàng, trái chín , thêm sắc vàng của ngô đang phơi dưới cái nắng đào. Bức tranh thiên nhiên ở đây cũng thật rộn rã âm thanh: âm thanh của tiếng chim tu hú kêu, âm thanh của tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vu.. Trong bức tranh cũng đã có sự chuyển hóa hoạt động của sự vật lúa chiêm đanng chín, trái cây ngọt dần, diều đương lộn nhào. Chỉ có những con người có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến tha thiết như nhà thơ Tố Hữu mới vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trần trề nhựa sống đầy đủ sắc màu đến như vậy. * Đánh giá: Bức tranh thiên nhiên ở hai bài thơ được vẽ ra đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý đã tạo nên những bức trang về quê hương thật đặc sắc. Bức tranh được tạo ra khi chỉ là một làng chài ven biển cũng có khi là cả một vùng quê rộng lớn nhưng đêu chất chứa tình cảm, tình yêu với quê hương đất nước. c, Kết bài: Khẳng định lại ý kiến nhận định.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TV
9 tháng 2 2020 lúc 20:37
Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh: Bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Nổi lên trên nền trời nước mênh mông là những cánh buồm trắng đang rướn thân mình mạnh mẽ vượt trường giang Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Việc sử dụng nghệ thuật so sánh Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, nghệ thuật ẩn dụ mảnh hồn làng kết với dùng động từ mạnh phăng, vượt gợi hình ảnh cánh buồm no gió, căng đầy. Dáng vóc thật hiên ngang, phóng khoáng tràn đầy sinh lực, trần trề nhựa sống. Đó còn là khát vọng của người dân làng chài muốn chinh phục thiên nhiên biển cả, không gian với nhiều vùng biển xa xôi. Cánh buồm còn là biểu tượng cho những tâm hồn khoáng đạt bay bổng của làng quê. Không chỉ vẽ ra vẻ đẹp của làng quê qua hình ảnh buổi sơm mai hồng, con thuyền, dân trai tráng. Cảnh thiên nhiên trong bài thơ còn được thể hiện trong những buổi dân làng đón ghe về: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Cảnh thật ồn ào náo nhiệt của một vùng quê đón những người đi biển trở về thật là tấp nập, những âm thanh vui vẻ của một đời sống thanh bình khi kết quả lao động thật tốt đẹp biển lặng, cá đầy ghe. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nghệ thuật nhân hóa im bến mỏi trở về nằm và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho con thuyền trở nên như con người. Sau chuyến đi biển dài ngày con thuyền thanh thản trở về nằm nghỉ mà nồng nàn hơi thở mặn mòi của biển cả. Chỉ có một tình yêu thiên nhiên đến tha thiết, một nỗi nhớ quê da diết, cảnh sắc thiên nhiên của quê hương Tế Hanh dường như lúc nào cũng thường trực trong tâm tưởng nhà thơ, xa quê tác giả nhớ tới cái đặc trưng của làng chài: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và cái mùi nồng mặn của biển cả Nay xa cách lòng tôi luôi tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồn mặn quá! Với Tố Hữu thì bức tranh thiên nhiên được vẽ ra không chỉ ở một quê cụ thể nào mà đó là không gian của cả một mùa hè ngọt ngào hương vị, khoáng đạt nên thơ. Mỗi hình ảnh thơ được viết ra từ tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy san nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không. Khung cảnh thiên nhiên được mở ra với âm thanh của con chim tu hú. Thật là một bức tranh thiên nhiên tràn trề nhựa sống, đầy sắc màu của hương đồng gió nội: Sắc lúa đang chín vàng, trái chín , thêm sắc vàng của ngô đang phơi dưới cái nắng đào. Bức tranh thiên nhiên ở đây cũng thật rộn rã âm thanh: âm thanh của tiếng chim tu hú kêu, âm thanh của tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vu.. Trong bức tranh cũng đã có sự chuyển hóa hoạt động của sự vật lúa chiêm đanng chín, trái cây ngọt dần, diều đương lộn nhào. Chỉ có những con người có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến tha thiết như nhà thơ Tố Hữu mới vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trần trề nhựa sống đầy đủ sắc màu đến như vậy. Bức tranh thiên nhiên ở hai bài thơ được vẽ ra đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý đã tạo nên những bức trang về quê hương thật đặc sắc. Bức tranh được tạo ra khi chỉ là một làng chài ven biển cũng có khi là cả một vùng quê rộng lớn nhưng đêu chất chứa tình cảm, tình yêu với quê hương đất nước.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
MB
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết