Văn bản ngữ văn 8

CH

mọi người giúp em với ạ :

giới thiệu về quận long biên

HV
7 tháng 12 2018 lúc 19:58

Quận Long Biên, nằm dọc theo bờ phía Bắc của sông Hồng, có phần lớn diện tích giáp với sông Hồng và sông Đuống. Bên kia sông qua cầu Chương Dương, cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long là quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ và quận Hai Bà Trưng. Phía Nam quận giáp huyện Gia Lâm, hướng đi Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,…

Long Biên là quận có tốc độ phát trieent và sự đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành rất nhiều khu đô thị. Điển hình như khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thượng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn… cùng với một số khu đô thị sinh thái ven sông như Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng…

Kinh tế của quận cũng ngày càng có những bước tiến nhanh chóng. Từ khu vực trước đây phát triển về nông nghiệp, thủy sản thì nay trên địa bàn quận có rất nhiều hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là sự phát triển về dịch vụ, có các trung tâm thương mại lớn được xây dựng. Hàng hóa được vận chuyển từ các tỉnh về qua cả đường thủy và đường bộ. Đời sống của người dân theo đó mà ngày càng được nâng cao.

Cùng với sự phát triển kinh tế và mở rộng đô thị hóa, ngày càng có nhiều tòa nhà chung cư, cao tầng được xây dựng. Theo đó, ngày càng có nhiều người nước ngoài mở rộng khu vực sinh sống sang quận Long Biên. Ngày nay, người nước ngoài lựa chọn sinh sống tại Long Biên để có cuộc sống yên tĩnh, trong lành, tránh xa sự ồn ào náo nhiệt của thành phố. Hoặc người làm việc tại các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận cũng chọn về đây làm nơi nghỉ ngơi, sinh sống.

Ngày nay, dịch vụ cho thuê nhà, căn hộ tại quận Long Biên cũng rất phát triển. Để đáp ứng nhu cầu về nơi ở và làm việc cho cả người nước ngoài và Việt nam, nhiều tòa nhà căn hộ xây dựng với mục đích cho thuê. Việc cho thuê nhà tại đây cũng rất nhanh chóng và thuận tiện. Người dân có thể dễ dàng lựa chọn được một ngôi nhà hoặc căn hộ đẹp với giá cả thấp hơn ở trong nội thành rất nhiều.

Bình luận (0)
TS
7 tháng 12 2018 lúc 20:02

Long Biên dưới Thời Lý thuộc phủ Thiên Đức; Thời Trần, Lê thuộc Lộ Bắc Giang; Thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; Thời Nguyễn thuộc trấn Bắc Giang và sau là tỉnh Bắc Ninh; Năm 1946 để chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đặc Khu Ngọc Thụy, được thành lập và nhập về tỉnh Hưng Yên. Nhưng đến cuối 1949, Đặc Khu Ngọc Thụy và huyện Gia Lâm nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh. Khi tiếp quản Thủ đô tháng 10/1954 Chính phủ ta đã cho thành lập Quận 8, thuộc Thành phố Hà Nội. Đến tháng 5/1961 có thêm một số xã của tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên nhập về Hà Nội.

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội. Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với Huyện Gia Lâm, Đông Anh. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh.

Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với trên 190.000 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang với 305 tổ dân phố. Mật độ dân số bình quân 2,83 nghìn người trên km2.

Quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.

Ngay sau khi có Nghị định của chính phủ về thành lập Quận Long Biên, ngày 27/11/2003 Ban thường vụ Thành ủy đã ban hành quyết định số 271-QĐ/TU về việc thành lập Đảng bộ Quận Long Biên trực thuộc Thành phố Hà Nội và Quyết định số 2152/QĐ-TU ngày 19/12/2003 chỉ định Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Quận Long Biên, gồm 28 đồng chí, do đồng chí Lê Anh Hào – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ làm Bí thư Quận uỷ Long Biên; Đồng chí Trần Văn Thanh làm Phó Bí thư thường trực Quận uỷ – Quyền Chủ tịch HĐND Quận; Đồng chí Vũ Đức Bảo – Phó Bí thư Quận uỷ – Chủ tịch lâm thời UBND quận Long Biên.

Ngày 01/01/2004 Quận Long Biên chính thức đi vào hoạt động, phát huy truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của cha ông, Đảng bộ và nhân dân quận Long Biên nhất định vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết, nhất trí dưới sự lãnh đạo của Đảng, viết tiếp những trang sử mới, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng của mảnh đất Long Biên "Địa linh - Nhân kiệt".

Bình luận (0)
NH
7 tháng 12 2018 lúc 20:02

- Vị trí: phía Đông thành phố Hà Nội, tả ngạn sông Hồng

- Diện tích: 6.038,24 ha (60,38 km²). Lớn nhất thủ đô

- Dân số: 271.000 người (2013)

- Địa giới hành chính:

Phía Đông và Nam giáp huyện Gia Lâm. Phía Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Nam giáp quận Hoàng Mai, ranh giới là sông Hồng. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, ranh giới là sông Đuống.

- Hành chính: Quận gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
VL
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết