Văn bản ngữ văn 10

BN

Mọi người giúp em viết bài văn số 1 lớp 10 trang 26 với ạ( không chép mạng nha)

MN
9 tháng 9 2019 lúc 15:56

Tham khảo:

Cảm nghĩ về 1 hiện tượng đời sống:

1. Mở bài:

Nêu cảm nghĩ chung về sự hồi hộp, niềm vui và hạnh phúc khi được trở thành một học sinh THPT.

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ trước khi nhập học:

+ Nhớ lại lần đầu tới trường, hay những lần khai giảng năm học trước

+ Bước vào trường THPT có gì khác biệt: hồi hộp, tự hào(bản thân trải qua kì thi đầy thử thách, thấy mình đã lớn và trưởng thành hơn).

- Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường:

+ Miêu tả khái quát khung cảnh trường (mới lạ, rộng rãi, sạch đẹp, có nhiều bồn hoa, cây cảnh đẹp…).

+ Gặp gỡ, làm quen với thầy cô và các bạn mới (thầy cô, bạn bè đều là những người chưa quen ; cảm giác ban đầu xa lạ nhưng lại như có một sợi dây gắn kết vô hình, tạo sự gần gũi).

+ Phân chia lớp, phòng học và các bạn mới

- Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên:

+ Lời thầy Hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã).

+ Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm đồng cảm, xúc động ra sao?).

- Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên:

+ Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng

+ Về sau, cả lớp hào hứng hòa nhập nhanh chóng

+ Buổi học qua nhanh nhưng để lại nhiều ấn tượng.

(chú ý miêu tả tiết học môn gì, thầy/cô giáo và bài giảng có sự hấp dẫn lôi cuốn như thế nào?)

3. Kết bài:

- Cảm giác vui vẻ, có chút gì đó khó tả.

- Trong lòng có sự tin tưởng sẽ sớm gần gũi, hòa nhập với việc học tập và tham gia phong trào của lớp, gắn bó với các bạn và môi trường học tập mới.

Bình luận (0)
H24
9 tháng 9 2019 lúc 16:43

1. Mở bài:

- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thư­ờng hay xao xuyến nhất ấy là vào lúc giao mùa.

- Thời khắc ấy thư­ờng diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con ngư­ời.

- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…) để lại nhiều ấn tư­ợng và gợi niềm say mê hơn cả.

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ về thiên nhiên:

+ Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh­ đủ để ngư­ời ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vư­ờn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn…)

+ Cảm giác của bản thân trư­ớc các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn…)

- Cảm nghĩ về đời sống con ngư­ời:

+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao?(ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)

+ Con ngư­ời: Vui tư­ơi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại, buồn hơn, suy tư­ hơn (thu sang đông)…

3. Kết bài:

Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.

Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc nhữ­ng giác quan, giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên.

* L­ưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như­: Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến…



Bình luận (0)