Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 9

KT

M.n trả lời hộ em vài câu hỏi dưới với ạ

1.Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.

2.Nêu các phương hướng chính để bảo vệ môi trường tự nhiên của đảo.

3.Vì sao bảo vệ một hòn đảo tuy nhỏ nhưng có tầm quan trọng rất lớn đối với nước ta.

4.Vẽ biểu đồ ở bài 37 sgk.

NH
5 tháng 6 2018 lúc 9:25

1.

Cao su là cây ưa nhiệt ẩm, không chịu được gió bão, thích hợp với đất badan và đất xám phù sa cổ. Đông Nam Bộ trồng nhiều cao su do có nhiều thế mạnh để phát triển cây này

* Điều kiện tự nhiên

- Địa hình đồi lượn sóng, độ cao trung bình 200 - 300m, thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cao su trên quy mô lớn

- Có 2 loại đất chính: đất đỏ badan và đất xám phù sa cổ. Đất đỏ badan chiếm 40% diện tích đất tự nhiên của vùng, phân bố chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đất xám bạc màu ít hơn, tuy nghèo dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt. Đây là 2 loại đất thích hợp với cao su. Mức độ tập trung hóa đất đai cao cũng là điều kiện để phát triển sản xuất trên quy mô lớn

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió bão, thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây cao su

- Nguồn nước phong phú, cả trên mặt và nước ngầm, đảm bảo nước tưới cho sản xuất

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào. Người dân có truyền thống, kinh nghiệm trồng, chăm sóc, chế biến cao su. Đội ngũ công nhân lành nghề, sớm tiếp thu nền kinh tế thị trường, thuận lợi sản xuất hàng hóa

- CSVCKT - CSHT thuôc loại tốt nhất cả nước

+ Các đồn điền cao su đã có mặt từ thời Pháp thuộc. Hiện nay có các cơ sở chế biến cao su hiện đại và một số công trình thủy lợi tiêu biểu là Hồ Dầu Tiếng

+ Có cơ sở hạ tầng với mạng lưới giao thông vào loại tốt nhất cả nước

- Có các dự án thu hút đầu tư nước ngoài về trồng và chế biến cao su

- Có TP. HCM, trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước

- Cảng Sài Gòn thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VV
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NR
Xem chi tiết
NR
Xem chi tiết
D9
Xem chi tiết