Văn mẫu lớp 9

PA

M.n jup mik đề văn này với:

Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với nhân vật Trương Sinh trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' (sử dụng yếu tố nghị luận và yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật trong bài viết).

Thanks m.n nhìu!!!

TN
7 tháng 8 2017 lúc 22:21

Gặp mộng trong giấc ngủ chắc ai cũng đều từng trải qua. Ngoài những cơn ác mộng khiến người ta muốn quên ngay đi hoặc những giấc mơ nhỏ nhặt chóng vánh không làm con người bận tâm đến thì có những giấc mơ đẹp, cứ đọng mãi trong lòng ta. Tôi cũng có một giấc mơ thật thú vị. Đó là buổi gặp gỡ bất ngờ với chàng Trương Sinh trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Dẫu biết là giấc mơ nhưng vẫn bồi hồi xao xuyến khi kể lại cho người thân nghe.

Trong giấc mơ tôi thấy mình đang lang thang dọc dòng sông lạ. Gió sông thổi thốc vào đem theo cái lạnh gai gai. Hàng phi lau bên sông chứ rập rờn ngả nghiêng theo gió. Nắng đã nhạt, hắt màu hồng tím hoàng hôn lên cảnh vật ven sông mang sắc buồn man mác. Tôi rảo bước nhanh tìm người hỏi thăm đường. Bến sông giờ này cũng vắng quá. Tôi đang hoang mang thì kịp nhìn thấy một đứa bé trai khoảng ba tuổi chơi đang nhoài mình ra mé sông để bắt bướm thì chới với, nên vội chạy đến đỡ em. Vừa lúc đó có một người đàn ông chạy đến nhận là cha đứa bé, cảm ơn tôi rối rít . Anh mời tôi một bát chè nóng của một quán ven sông. Bà chủ quán biết chuyện thằng bé té vội càu nhàu anh ta:

- Cậu Trương Sinh cũng lạ, vợ đã mất rồi, mà cứ buồn lo như thế, làm sa o chăm sóc tốt bé Đản chứ!

Tôi há hốc mồm tưởng mình nghe nhầm. Chẳng lẽ đây là nhân vật trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”? Vài câu đưa đẩy, Trương Sinh bùi ngùi kể lại cụ thể về gia đình mình,

Tôi tên Trương Sinh. quê ở Nam Xương, thuộc gia đình hào phú. Vợ tôi vốn người cùng làng, tên là Vũ Thị Thiết, tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Biết tính tôi hay đa nghi, lại phòng ngừa quá mức, nên Vũ Nương rất ý tứ, giữ gìn khuôn phép không để gia đình thất hòa.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tôi do thất học nên bị gi tên trong sổ lính đi vào loại đầu. Nghe tin này, lòng tôi đầy lo âukhigia đình neo đơn, mẹ thì già yếu, vợ lại mang thai gần đến ngày s inh nở? Nhưng rồi ngày lên đường cũng đến. Trong buổi tiệc tiễn đưa, mẹ nhắc nhở tôi phải biết giữ mình làm trọng, thấy khó nên lui, lường sức mà tiến. Còn Vũ Nương thì rót rượu đầy, cất lời thiết tha:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về, chàng mang theo hai chữ bình yên, thế cũng đủ rồi.

Lời nói đầy tình nghĩa của nàng khiến mọi người trong buổi tiệc đều xúc động. Tiệc tiễn vừa tàn, tôi đành rứt áo lên đường. Cảnh vật như cũng nhuốm buồn theo con người trong buổi chia li.

Ở chiến trường, tôi trải qua nhiều nguy hiểm, gian khổ. Thế giặc quá mạnh, quân triều đình tổn thất nhiều, có lúc tôi suýt chết trong gang tấc. Nhưng lòng tôi luôn hướng về quê nhà. Mẹ tôi khỏe không? Vợ tôi sinh con trai hay gái? Đứa con có giống tôi không? Chao ôi, tôi mongchiến tranh mau chấm dứt để tôi trở về phụng dưỡng mẹ già, sum hợp vợ con, tôi khát khao biết bao hạnh phúc làm cha, được bế đứa con đầu lòng yêu quý của mình!

Rồi chiến tranh cũng kết thúc, quân giặc bó tay chịu hàng. Về đến nhà, Trương tôi được biết mẹ đã mất, con thơ vừa tập nói. Tôi hỏi mồ mẹ và bế đứa con nhỏ đi thăm. Nó cứ quấy khóc, tôi dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về nghe tin bà mất, lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Lời nói của bé Đản làm tôi sửng sốt:

- Ô hay, thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi vội gặn hỏi thì bé Đản trả lời:

- Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả!

Nghe đến đây, tim gan tôi sục sôi, lửa giận bốc lên. Tôi ở chiến trường quá gian khổ, luôn thương nhớ gia đình, vậy mà vợ tôi lại thất tiết, lén lút tư tình với người khác. Tôi chạy vội về nhà, mắng nhiếc nàng, la um lên cho hả giận.

Vợ tôi nước mắt đầm đìa, phân trần, gặn hỏi nhưng tôi cố giấu lời nói của bé Đản. Bởi tôi nghĩ " đi hỏi già, về hỏi trẻ", lời nói của con thơ đáng tin hơn chứ. Hàng xóm qua khuyên can, bênh vực Vũ Nương, bảo rằng lúc tôi đi lính, nàng ở nhà rất hiếu thảo với mẹ chồng, khi mẹ tôi bệnh thì nàng hết lòng chăm sóc, thuốc thang, khi mẹ tôi mất thì nàng lo ma chay chu tất, một mình vất vả nuôi dạy con thơ nhưng tôi vẫn không tin , một mực kết tội và đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Sau đó nghe tin nàng tự vận ở sông Hoàng Giang, tôi cũng xót thương,cho người tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu.

Một hôm cùng con ngồi bên ngọn đèn, đứa con nhỏ chỉ vào bóng tôi và nói:

- Cha Đản lại đến kia kìa!

Trời ơi, thì ra người hay đến đêm đêm chính là cái bóng của Vũ Nương dỗ con khi con khóc đòi cha. Vậy mà tôi đã nghi oan cho người vợ hiền. đẩy nàng vào chỗ oan khuất phải tự vận. Chính thói hồ đồ ghen tuông của tôi đã phá tan hạnh phúc gia đình. Không ai lên án tôi nhưng tôi biết lương tâm tôi sẽ giày vò tôi suốt đời. Sự sai lầm của tôi đã phải trả giá quá đắt.

Sau này có một người tên Phan Lang, người cùng làng đã gặp nàng ở Thủy cung, nàng có nhắn tôi lập đàn giải oan, nhưng nàng không thể quay về trần thế được nữa.

Tôi nghe xong, cảm thấy xót xa vô cùng. Lúc học bài, tôi chỉ ghét chàng Trương đã làm khổ người vợ hiền dẫn đến cái chết oan ức cho nàng. Nhưng giờ nhìn cảnh ngộ gà trống nuôi con với nỗi đau cứ gặm nhấm tôi thấy chàng cũng đáng thương. Bởi suy ra chàng cũng là kết quả của xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ ấy tác động đến,

Tính nói vài lời an ủi tự nhiên tôi không thấy chàng đâu cả, đang xoay người tìm kiếm thì mẹ gọi giật dậy để đi học tôi mới biết mình nằm mơ

Dù tôi đã được học Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ, nhưng cuộc gặp gỡ với chàng Trương trong giấc mơ đã để lại ấn tượng sâu sắc, hiểu thêm các nhân vật trong truyện và bài học quý báu về hạnh phúc gia đình. Cảm ơn giấc mơ, cảm ơn nhân vật Trương Sinh!

Bình luận (1)
PL
11 tháng 10 2018 lúc 20:15

MB Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng mắc phải sai lầm.Và mỗi sai lầm,ta đều nhận 1 cái giá rất đắt.Với tôi có lẽ suốt 1 cuộc đời này,tôi ko thể nào tha thứ cho lỗi của mình bởi tôi đã gây ra nỗi oan và khiến vợ tôi,1 người vợ hết lòn thủy chung đã hải tự vẫn.Dù rất đơn đau tôi xin kể câu chuyện của tôi để mọi người hãy tránh xa vết xe đổ của cuộc đời tôi

TB Kể lại quảng thời gian qá khứ khi còn sống với VŨ NƯƠNG

+ Miêu tả vẻ đẹp tính cách của VŨ NƯƠNG đã khiến minhfnhaats quyết lấy làm vợ

+ TRƯƠNG SINH rất hạnh phucskhi có 1 người vợ biết cách ăn ở giữ gìn hạnh phúc

+ Tôi thừa nhận mình có những tật xấu là hay ghen,bảo thủ , độc đoán.Vì chính xã hội này đã cho tôi cái quyền đó nên tôi thấy nó rất bình thường

+ Kể lúc đi lính (bộc lộ,cảm xúc khi mình phải đi lính )

+ Kể lúc chia tay vợ ( miêu tả sắc thái chia tay)

- Đó là giây phút tôi cảm động thương vợ nhât

+ Tâm trạng ở chiến trường ( mong ngngs trông chờ để được đoàn tụ,nhớ quê hương)

+ Miêu tả chiến trường (sự khó khăn vất vả thíu thốn và sự ác liệt)

+ Kể lúc về nhà đoàn tụ cùng với VŨ NƯƠNG

+ Miêu tả nét chính về vợ mình lúc gặp gỡ

+ Miêu tả bé ĐẢN ,lúc dẫn con ra thăm mộ mẹ(tâm trạng buồn )

+ Tôi cũng chẳng thể hiểu tại sao mình lại có phản ứng gây ghét khi nghe bé ĐẢN nói

+ Miêu tả cảm xúc lúc ấy ( tức giận ,thất vọng)

+ Kể về hành động của mình khi về nhà(kết hợp miêu tả vẻ mặt,thái độ của vợ)

+ Tính hay ghen và sự độc đoán khiến tôi ghi rằng vợ là sự giat tạo, ngụy biện

+ Tôi không ngờ rằng chir vì câu nói ấy ... Bất ngờ đâu khổ trước cái chết của vợ

+ Khi phát hiện nỗi oan của vợ ( tôi vẫn còn nhớ ....)

----SỬ DỤNG NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI (THAN ÔI, TRỜI ƠI, HỠI ÔI)

+=Chốt quay lại hiện tại cuộc sống của 2cha con

+ Buồn bã đơn côi thiếu hơi ấ của 1 người vợ , người vợ

+ ĐƯA RA THÔNG ĐIỆP .....

KB Vậy là vợ tôi đã không thể tha thứ cho lỗi lầm của tôi,nàng đã từ biệt trần gian để sống viws thủy cung,Tôi chỉ buồn xót xa chứ nào đâu dám 1 lời than trách nàng.Giowf đây , tôi chỉ biết cố gắng chăm sóc , bù đắp tình cảm cho con trai của mình,đó là cách duy nhất để có thể chuộc lại lỗi lầm làm với vợ con tôi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
H9
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
LS
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
BM
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết