Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng, bánh giầy

H24

mk cần gấp ạundefined

SB
15 tháng 7 2021 lúc 14:48

câu 1a)

BPTT : so sánh

tác dụng : gợi hình gợi cảm của phép so sánh là làm cho người đọc hiểu được nỗi khổ nhọc làm ruộng cung cấp lương thực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta góp phần giải cứu đất nước.

câu 1b)

BPTT : nhân hoá

tác dụng : miêu tả cây tre từ một thực vật vô tri vô giác thành một ng chiến sĩ cùng nhân dân VN đánh giặc giữ nước

câu 1c)

BPTT : ẩn dụ + nhân hoá

tác dụng ; nói lên và miêu tả hình thái và tính chất con người Việt Nam, bất khuất , kiên kiên cường qua câu " ở đâu tre cũng xanh tươi - cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu ". Nhằm khen ngợi con người Việt Nam, tuy nhỏ bé và ốm yếu hơn những nước khác nhưng lại có một tinh thần bất khuất, kiên cường một cách không tưởng .

câu 1d)

BPTT : so sánh

tác dụng : miêu tả hình ảnh  bầu trời ban đêm hiện lên thật đẹp, kì bí, huyền ảo khiến ta xao xuyến. Bầu trời cho ta cảm giác thật thư thái, yên bình, nó mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung. Qua đây ta thấy tác giả là người có trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo và ngòi bút miêu tả tinh tế, điêu luyện.

 

Bình luận (0)
TH
15 tháng 7 2021 lúc 18:10

Bài 1:

a)

- Phép nghệ thuật so sánh: "... Chưa bằng..." (so sánh hơn kém)

- Tác dụng: Phép so sánh làm nổi bật, tô đậm thêm công ơn dưỡng dục, sinh thành của "bầm". Tình yêu thương của mẹ dành cho con cái là bao la, là thiêng liêng, vô tận. Thể hiện tình yêu thương tha thiết, lòng biết ơn và sự kính trọng của tác giả đối với người mẹ tần tảo.

b)

- Phép điệp từ: "giữ...".

- Phép nhân hóa: hình ảnh cây tre "giữ làng, giữ nước,..."

- Tác dụng: Phép điệp từ "giữ..." nhấn mạnh, làm bật nổi thêm hình ảnh cây tre Việt Nam - biểu tượng anh hùng, bất khuất của dân tộc. Phép nhân hóa đã đưa hình ảnh cây tre thật gần gũi và gắn bó với con người, như người lính quanh năm đứng ngay thẳng "giữ làng, giữ nước, giữa mái nhà tranh,..". Qua đó giúp câu văn thêm giàu hình ảnh, giàu tính liên tưởng và tăng giá trị biểu cảm.

c)

- Ẩn dụ: hình ảnh "tre", "rễ","đất".

- Nhân hóa: Tre... cần cù, "rễ siêng không ngại...".

- Tác dụng: Phép nhân hóa làm hình ảnh "cây tre" thêm gần gũi với con người, gợi liên tưởng đến hình ảnh tre tuy ở vùng đất nghèo nàn, khô cằn nhưng vẫn cứ hiên ngang đứng thẳng thành lũy mà xanh tốt. Và phép ẩn dụ tác giả muốn nói tới phẩm chất của con người Việt Nam, con người tuy nhỏ bé nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu mà vẫn ngay thẳng lo cho cuộc sống. Phép tu từ đã làm cho đoạn thơ thêm giàu hình ảnh, giàu liên tưởng, gợi hình, gợi cảm, gây hứng thú cho độc giả.

(Câu thơ: "Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu" không có dấu chấm hỏi em nha)

d)

- Phép điệp ngữ "chưa ngủ..." (điệp nối tiếp)

- Tác dụng: Phép tu từ điệp ngữ "chưa ngủ..." đã nhấn mạnh tâm trạng của Bác - lo cho nước, cho dân tộc. Điệp ngữ "chưa ngủ" được lặp lại còn mở ra lí do tại sao Bác lại không thể ngủ? Thể hiện nỗi lo ray rức của tác giả đi sâu vào đêm khuya khiến người không thể ngủ được. Từ đó vừa tạo tính nhạc, vừa tạo liên kết cho đoạn thơ. 

e)

- Phép so sánh: "Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ."

- Tác dụng: Phép so sánh đã làm cho "bầu trời" trong đêm khuya thêm đẹp, gợi liên tưởng tựa như "một tấm thảm nhung khổng lồ" vừa êm ái, vừa đẹp đẽ, vừa bao la, rộng lớn. Thể hiện tâm hồn nghệ sĩ của tác giả. Phép so sánh đã làm nổi bật thêm vẻ đẹp êm dịu của bầu trời đêm, làm tăng sức biểu cảm và cuốn hút độc giả.

Chúc em học tốt!!!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết