C1. Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.
a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây:
- Song song, cùng chiều với vật.
- Cùng phương, ngược chiều với vật.
b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.
Bài giải:
- Ảnh song song, cùng chiều với vật: đặt bút chì song song với gương (H1).
- Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật: đặt bút chì vuông góc với gương (hình H2)
-C2. Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.
PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Bài giải:
Sau khi thực hành thí nghiệm rút ra nhận xét: Vùng nhìn thấy của gương giảm
-C3: Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tang hay giảm?
-Bài giải:
Di chuyển gương ra xa mắt hơn thì bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm.
C4. Một người đứng trước gương phẳng (h 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy ?
Bài giải:
Vẽ ảnh M' và N' của hai điểm M và N
Nhìn thấy điểm M vì tia phản xạ trên gương vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh M' của M
Không nhìn thấy điểm N vì không có tia phản xạ lọt vào mắt ta nên ta không nhìn thấy ảnh N' của N.
Thực hành : Quan sát và vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng .
Họ và tên : .......
Lớp : ........ Bạn tự viết nhé !
1 . Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng .
C1 : a) Đặt bút chì song song với gương
- Đặt bút chì vuông góc với gương
b) Vẽ hình 1 và 2 ứng với hai trường hợp trên
Bạn áp dụng 2 trường hợp trên nha .