Giới thực vật chia làm mấy nhóm, kể tên các nhóm và nêu đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật?
Kể tên các nhóm thực vật ? Lấy ví dụ minh họa
Nêu đặc điểm quan trọng để phân loại các nhóm thực vật đã học? Lấy ví dụ?
- Nêu tên các ngành thực vật đã học? Đặc điểm chính của mỗi ngành?
Mình đang cần gấp, mọi người giải nhanh giúp mình với ạ!
Cảm ơn trước ạ! :3
Câu 1: Quan sát hình dưới đây và cho biết tên của loài thực vật này là gì?
A. Tảo xoắn. B. Tảo rong mơ.
B. C. Tảo vòng. D. Tảo tiểu cầu.
Câu 2: Trong các cây sau đây, nhóm cây nào gồm các cây sinh sản bằng hạt?
A. Lúa, ngô, rêu tường. B. Táo, thông, dưa hấu, xoài.
C. Hồng xiêm, dương xỉ, bưởi, chanh. D. Đỗ đen, cây cải, cây rau bợ.
Câu 3: Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây?
1. Thân mọng nước.
2. Rễ chống phát triển.
3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất.
4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai.
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 3, 4.
Câu 4: Thực vật Hạt trần không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có mạch dẫn trong thân. B. Chủ yếu là thân gỗ.
C. Cơ quan sinh sản là hoa. D. Cơ quan sinh sản là nón.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây cho thấy Dương xỉ khác Rêu?
A. Sống ở cạn. B. Rễ thật, có mạch dẫn.
C. Sinh sản bằng bào tử. D. Sinh sản hữu tính.
Câu 6: Cây nào dưới đây không thuộc ngành Hạt kín?
A. Hoa sen. B. Lúa. C. Ngô. D. Rêu tường.
Câu 7: Trên cây rêu, cơ quan sinh sản là
A. lá B. túi bào tử C. hoa D. nón
Câu 8: Cây nào dưới đây thuộc Quyết?
A. Rau muống. B. Rau bợ. C. Rau dền. D. Rau ngót.
Câu 9: Cây nào dưới đây không thuộc ngành Hạt trần?
A. Bằng lăng. B. Kim giao. C. Pơmu. D. Hoàng đàn.
Câu 10: Trong các đặc điểm về kiểu rễ và dạng gân lá, đặc điểm nào sau đây có ở lớp Hai lá mầm?
A. Rễ chùm, gân hình mạng.
B. Rễ cọc, gân hình mạng.
C. Rễ chùm, gân hình cung hoặc song song.
D. Rễ cọc, gân hình cung hoặc song song.
Câu 11: Trong các đặc điểm về kiểu rễ và dạng gân lá, đặc điểm nào sau đây có ở lớp Một lá mầm?
A. Rễ chùm, gân hình mạng.
B. Rễ cọc, gân hình mạng.
C. Rễ chùm, gân hình cung hoặc song song.
D. Rễ cọc, gân hình cung hoặc song song.
Câu 12: Nhóm cây nào dưới đây đều có kiểu gân lá hình mạng?
A. Râm bụt, mây, cây cải. B. Mồng tơi, tía tô, lá lốt.
C. Trầu không, mía, rau muống. D. Bèo tây, trúc, rau cải.
Câu 13: Cho hình dưới đây:
Số (4) trong hình là bộ phận nào của cây
thông?
A. Nón đực.
B. Nón cái.
C. Lá.
D. Hạt.
Câu 14: Dựa vào số lá mầm, em hãy cho biết hạt nào dưới đây không cùng nhóm với những hạt còn lại?
A. Đậu xanh. B. Ngô. C. Bí đỏ. D. Đậu tương.
Câu 15: Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành…(1)…, noãn phát triển thành…(2)…chứa phôi, …(3)…phát triển thành….(4)…chứa hạt. Chọn đáp án đúng lần lượt là:
A. (1): phôi, (2): bao phấn, (3): bao hoa, (4): quả.
B. (1): noãn, (2): hạt, (3): bầu nhụy, (4): phôi.
C. (1): phôi, (2): hạt, (3): bầu nhụy, (4): quả.
D. (1): noãn, (2): quả, (3): bao hoa, (4): phôi.
Câu 16: Trong các loại cây dưới đây, cây nào có tác dụng là cây ăn quả, cây làm cảnh lại vừa là cây làm thuốc?
A. Dừa. B. Mít. C. Cần sa. D. Quất.
Câu 17: Đặc điểm chung của thực vật thuộc nhóm Tảo là
A. Chưa có rễ, thân, lá thật. B. Có rễ giả, thân, lá.
B. Có rễ, thân, lá. D. Có lá giả, rễ, thân.
Câu 18: Cây nào sau đây thường sống ở vùng khô hạn?
A. Cây xương rồng. B. Cây đước.
C. Cây hoa sen. D. Cây rong đuôi chó.
Câu 19: Nhóm quả nào dưới đây gồm toàn quả mọng?
A. Quả cam, quả lạc, quả dưa hấu.
B. Quả cà chua, quả dưa hấu, quả cam.
C. Quả mận, quả đào, quả phượng vĩ.
D. Quả cải, quả phượng vĩ, quả dưa hấu.
Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác?
A. Thân có mạch dẫn. B. Cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
C. Sinh sản bằng hạt. D. Có đầy đủ rễ, thân, lá.
Câu 21: Thực vật Hạt kín tiến hóa hơn cả là vì
A. có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.
B. có nhiều cây to và sống lâu năm.
C. có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng, có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.
D. có sự sinh sản hữu tính.
Câu 22: Cây con có thể được hình thành từ những bộ phận nào dưới đây?
1. Hạt. 2. Rễ. 3. Thân. 4. Lá.
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 23: Các loại quả: mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi thuộc nhóm quả nào?
A. Quả hạch. B. Quả mọng. C. Quả thịt. D. Quả khô.
Câu 24: Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn?
A. Nhãn. B. Mồng tơi. C. Bạch đàn. D. Chuối.
Câu 25: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào đặc trưng nhất đối với cây Hạt kín?
A. Có hoa, chưa có quả, hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
B. Có hạt kín, có hoa, chưa có quả.
C. Có hạt nằm lộ trên lá noãn hở, chưa có hoa, chưa có quả.
D. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả.
Câu 26: Cây thông được xếp vào ngành Hạt trần vì
A. thân gỗ, có mạch dẫn.
B. hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
C. chúng có hoa.
D. sinh sản hữu tính.
Câu 27: Cây nào dưới đây thuộc lớp Hai lá mầm?
A. Lúa. B. Lúa mì. C. Ngô. D. Rau muống.
Câu 28: Cây nào sau đây thuộc lớp Một lá mầm?
A. Cây bưởi. B. Cây xoài. C. Cây ngô. D. Cây dương xỉ.
Câu 29: Ở thực vật có hoa, quả chứa hạt do bộ phận nào của hoa biến đổi thành?
A. Bầu nhụy. B. Chỉ nhị. C. Noãn. D. Bao phấn.
Câu 30: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây lương thực?
A. Cây sen, cây sâm, cây hoa cúc, cà phê.
B. Cây mít, cây vải, cây nhãn, cây ổi.
C. Cây lúa, khoai tây, ngô, kê.
D. Rau cải, cà chua, su hào, cải bắp.
Câu 31: Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta?
A. Bạch đàn. B. Xà cừ. C. Tam thất. D. Bằng lăng.
Câu 32: Để cây phát triển tốt, trong khâu chăm sóc cây trồng, chúng ta không nên làm điều gì dưới đây?
A. Phòng chống sâu bệnh, chống nóng, chống rét cho cây.
B. Bón phân đúng loại, đúng thời điểm, đúng hàm lượng.
C. Tưới tiêu hợp lí.
D. Cung cấp thật nhiều nước và phân bón.
Câu 33: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?
A. Trao đổi muối khoáng. B. Quang hợp.
C. Hô hấp. D. Thoát hơi nước.
Câu 34: Cây nào dưới đây có nguồn gốc từ cây cải hoang dại?
A. Rau dền. B. Lá lốt. C. Cà chua. D. Su hào.
Câu 35: Cây trồng có nguồn gốc từ
A. cây hoang dại. B. cây trên đồi.
C. cây dưới nước. D. cây trên rừng.
Câu 36: Cây trồng khác cây dại ở điểm nào?
A. Cơ quan sinh dưỡng nhỏ.
B. Cơ quan sinh sản nhiều.
C. Chất lượng quả.
D. Bộ phận con người sử dụng có kích thước lớn, chất lượng tốt.
Câu 37: Loại thực vật nào dưới đây là tác nhân gây nên hiện tượng nước “nở hoa”?
A. Dương xỉ. B. Rêu. C. Thông. D. Tảo.
Câu 38: Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người?
A. Nước bốc hơi. B. Nước biển. C. Nước bề mặt D. Nước ngầm.
Câu 39: Trong các cây sau đây, những cây nào sinh sản bằng bào tử?
1. Dương xỉ. 2. Rêu tản. 3. Kim giao.
4. Rau bợ. 5. Rêu tường. 6. Vạn tuế.
A. 1, 2, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
C. 1, 2, 3, 5, 6. D. 1, 2, 5, 6.
Câu 40: Cây nào sau đây thường được trồng để lấy bóng mát?
A. Cây bàng. B. Cây đỗ đen. C. Cây hoa loa kèn. D. Cây nhân sâm.
Câu 41: Loại cây nào dưới đây gây độc cho một số động vật thủy sinh?
A. Duốc cá B. Đinh lăng C. Ngũ gia bì D. Xương rồng
Câu 42: Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì?
A. Hêrôin. B. Nicôtin. C. Côcain. D. Solanin.
Câu 43: Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát?
A. Xương rồng. B. Lim. C. Phi lao. D. Xà cừ.
Câu 44: Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt?
A. Nhiệt độ. B. Độ ẩm.
C. Ánh sáng. D. Độ thoáng khí.
Câu 45: Nhóm nào dưới đây gồm toàn thực vật quý hiếm?
A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao. B. Lim, sến, táu, bạch đàn.
C. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai. D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh.
Câu 46: Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.
3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 47: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp nào khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất?
A. Trồng cây gây rừng.
B. Ngừng sản xuất công nghiệp.
C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
D. Di dời các khu chế xuất lên vùng núi.
Câu 48: Thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm nhờ vào
A. hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức chảy của nước mưa.
B. thân cây giữ đất, tán cây cản bớt sức chảy của nước mưa.
C. hệ rễ và thân cây giữ đất.
D. tán cây cản bớt sức chảy của nước mưa.
Câu 49: Cây nào sau đây thường được trồng để làm thuốc?
A. Cây bàng B. Cây mít
C. Cây rau muống D. Cây đinh lăng
Câu 50: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì?
A. Do tác động của thiên tai.
B. Do hoạt động khai thác quá mức của con người.
C. Do sản xuất nông nghiệp.
D. Do thay đổi khí hậu thường xuyên.
Câu 5: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Vì sao hạt kín là ngành tiến hóa nhất?
Hãy sắp xếp các cây sau vào từng nhóm thực vật mà em đã được học? Cây xoài, cây mít, cây sen, cây rêu, cây rau bợ, cây dương xỉ, cây vạn tuế, cây thông, cây na, cây dưa leo
1. Sau khi thụ tinh bộ phận nào của hoa kết hạt, tạo quả?
2. Hạt có những bộ phận nào?
3. Đặc điểm của quả mọng, quả khô nẻ? Cho ví dụ?
4. Tại sao phải thu hoạch quả khô nẻ trước khi chín?
5. Đặc điểm chính của các nghành Thực Vật?
6. Đặc điểm quan trọng nhất của Thực Vật Hạt Kín? Vì sao?
7. Vai trò của Thực Vật giúp điều hòa khí cac-bô-nic và khí ô-xi trong không khí; đối với Động Vật?
8. Bảo vệ đa dạng của Thực Vật?
9. Kể tên những cây có hại đối với sức khỏe con người?
10. Nấm khác Thực Vật ở điểm cơ bản nào?
Trình bày đặc điểm cấu tạo của các nhóm động vật có xương sống, mỗi nhóm lấy 1 ví dụ minh họa