Bài viết số 2 - Văn lớp 6

LN

-Kể một việc tốt em đã làm.

-Kể về một lần em mắc lỗi.

Giúp mình với!!!^^

TT
19 tháng 10 2017 lúc 20:53

1. Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.

Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.

Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:

- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.

Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:

- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.

Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:

- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?

Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.

2. Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

Bình luận (1)
BT
3 tháng 8 2019 lúc 17:09

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

*2

Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:

Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.

Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.

Bình luận (0)
H24
3 tháng 8 2019 lúc 17:25

Đề 1 :

I. MỞ BÀI

- Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.

- Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

II. THÂN BÀI

Hoàn cảnh

- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.

- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.

- Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.

- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.

Giúp bà qua đưòng

- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?

- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.

- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.

- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.

- Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.

- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.

- về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.

- Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.

Đề 2 :

I, Mở bài:

– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

II, Thân bài:

– Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

III, Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 8 2019 lúc 18:22
Ai cũng có lần mắc lỗi, nhưng có những lỗi lầm ta thật khó quên. Tôi đã có lần như vậy. Tôi mắc lỗi với mẹ, đã lâu lắm rồi mà tôi vẫn không quên. Chuyện xảy ra vào một mùa hè cách đây khoảng hai năm. Khi đó mẹ tôi là bác sĩ quân y, suốt ngày bận rộn việc cơ quan và gia đình. Hôm đó, nhìn thấy mẹ đi làm về, tôi chạy ra chào mẹ rồi chạy vội vào góc học tập đê đọc nốt quyên truyện tranh Co-nan. Một lát sau, tôi nghe tiếng mẹ gọi dưới nhà: – Trang ơi, xuống quét nhà hộ mẹ đi con. – Con đang bận mẹ ơi. – Tôi nói, mắt vẫn không rời quyển truyện. Mẹ đột ngột bước vào phòng tôi, khuôn mặt đầy vẻ mệt mỏi: – Sao con không quét nhà hộ mẹ mà vẫn ngồi đây đọc truyện? Tôi phụng phịu cất quyển truyện vào ngăn bàn, lê bước xuống nhà, cầm lấy cây chổi vung tứ tung cho xong. Đồ bị rơi xuống đất tôi cũng chẳng thèm nhặt lên. Mặt tôi cau có, giận dữ. Căn phòng khách gọn ghẽ, đẹp đẽ của mẹ dưới bàn tay tôi đã bừa bộn như một bãi chiến trường. Mẹ nhẹ nhàng bảo: – Con nhẹ tay thôi không hư hết đồ đạc bây giờ. Sự bực bội trong tôi chợt bùng lên. Tôi ném cái chổi xuống đất, hét vào mặt mẹ: – Thế con phải làm thế nào. Nếu mẹ không vừa ý thì mẹ tự đi mà dọn lấy. Mẹ sững sờ nhìn tôi, vì đây là lần đầu tiên tôi cãi mẹ, sau mẹ buồn rầu nói: – Nếu con không muốn làm thì thôi, từ giờ mẹ sẽ không nhờ con nữa. Mặc dù biết là mình có lỗi nhưng tôi vẫn chạy lên phòng, khoá cửa lại, ngồi vào bàn. Tôi lấy sách vở ra nhưng không làm nổi một bài nào. Hình ảnh mẹ với đôi mắt ngấn nước luôn hiện ra. Tôi đã hỗn láo với mẹ. Trong bữa cơm buổi tối, bố hỏi vì sao tôi đã hỗn láo với mẹ, tôi không trả lời được. Sự hối hận làm tôi bật khóc. Lỗi của tôi đối với mẹ là không thể chấp nhận được. Tôi muốn xin lỗi mẹ nhưng không dám. Đêm hôm ấy, mẹ tôi phải đi cấp cứu. Bác sĩ nói mẹ bị cảm nặng và kiệt súc. Nhìn mẹ xanh xao nằm trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng. Phải chăng lúc đó tôi cố giúp mẹ việc nhà thì mẹ đâu đến nỗi? Tôi nắm lấy bàn tay xương xương, gầy gầy của mẹ, nghẹn ngào nói trong nước mắt: "Mẹ ơi, con có lỗi với mẹ, mẹ hãy tha thứ cho con nhé!". Đã hai năm trôi qua nhưng tôi không quên được ngày hôm ấy. Giờ tôi đã là nữ sinh lớp sáu, đã trưởng thành hơn và biết giúp mẹ nhiều việc nhà. Tói tự nhủ với lòng mình, sẽ không bao giờ được phép lặp lại lỗi lầm như thế nữa. Bởi vì, bạn biết không, nếu như chúng ta đối xử không tốt với những người thân yêu ruột thịt của mình, chúng ta sẽ cảm thấy cắn rứt và tội lỗi.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LH
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
ON
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
IT
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết