Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật

HT

Kể lại chuyện đoàn thuyền đánh cá bằng ngôi kể thứ nhất

NS
27 tháng 11 2021 lúc 22:19

Tham khảo:

 

Chúng tôi là những ngư dân miền biển, thường xuyên cùng đoàn thuyền ra khơi đánh bắt cá trong đêm. Công việc bắt đầu khi hoàng hôn buông xuống, màn đêm tối sập, vũ trụ rộng lớn như mở ra trước mắt. Đoàn thuyền bắt đầu ra khơi đánh bắt cá mang về nguồn lợi kinh tế, chúng tôi phải đánh cá vào ban đêm khi dựa vào đặc tính của cá để dễ dàng như chúng vào lưới. Bất chấp màn đêm, chúng tôi vẫn toát lên không khí lao động say sưa, những tiếng hát, câu hát góp gió làm cánh buồm căng phồng, bằng mình là buồm khơi kì vĩ chúng tôi mượn tiếng hát, ” hát rằng cá bạc biển đông lặng” gọi cá biển giàu đẹp, những luồng cá thu đang dệt biển tạo ra muôn luồng sáng. Mong rằng chúng dệt lưới ta để chuyến ra khơi thật bội thu.

Khi thuyền đã dò được luồng cá chúng tôi bắt đầu hạ buồm đánh bắt cá, khung cảnh thiên nhiên đẹp với gió trời, trăng hòa cùng con người trong thế trận hăng say lao động, đánh bắt cá trong đêm thật hào hứng. Lao động trong đêm thật vui với tiếng hát xóa tan đi nặng nhọc, mệt mỏi. Bài hát gọi cá vào lưới được sự hỗ trợ của trăng trời trăng như giúp chúng tôi gặt hái được nhiều thành quả.

Khi sao mờ dần cũng là lúc trời sắp sáng, ánh rạng đông ló dạng, những đàn cá quẫy tung trong lưới nhảy nhót lấp lánh lung linh dưới ánh hồng bình minh buổi sáng. Không ai bảo ai chúng tôi thực hiện công việc cuối cùng đó là xếp lưới, căng buồm để trở về nhà.

Đoàn thuyền lướt đi trong gió để kịp về bến trước phiên chợ buổi sáng, một ngày mới đang bắt đầu thật đẹp, anh em trên thuyền ai nấy cũng đang chờ đợi thuyền trở về với tâm trạng hồ hởi. Cá đầy thuyền xếp đầy khoang lấp lánh li ti dưới ánh mặt trời thật đẹp, chúng tôi như quên sự mệt mỏi, vất vả của một đêm thức trắng lao động thay vào đó là sự vui mừng, phấn khởi khi chuyến đánh cá bội thu.

Chuyến đánh cá trong đêm của chúng tôi như vậy đó, tuy vất vả, mệt nhọc nhưng xứng đáng, những con người lao động hăng say, hết mình để làm giàu cho gia đình, đất nước. Rừng vàng biển bạc chúng tôi sẽ mãi yêu vùng biển quê mình và giữ gìn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc trước mọi kẻ thù ngoại bang.

Bình luận (1)
KA
27 tháng 11 2021 lúc 22:22

Ko spam

nhầm

 

Bình luận (4)
KA
27 tháng 11 2021 lúc 22:24

TK

 

Để kịp cho chuyến ra khơi tối nay được thuận lợi, chúng tôi đã tấp nập chuẩn bị từ sớm. Bác Ba lo vá lại tấm lưới bị rách, còn anh Sáu đưa nước và mấy cái thùng phi lên thuyền. Tôi cũng lo kết lại mấy cái dây thừng cho thật chặt. Mùa này sóng lớn, ra biển mà nhớ nó bị đứt thì không biết làm thế nào. Bên kia, thuyền viên của các thuyền khác cũng nhộn nhịp chuẩn bị không kém gì. Đến chiều thì mọi thứ đã sẵn sàng.

Trưởng đoàn đứng trên con thuyền lớn nhất đang dẫn đầu, lặng lẽ nhìn khơi xa. Đôi mắt đăm đăm nhìn về không cùng. Chắc ông đang hướng tìm ngọn gió, xem khí trời thế nào. Lão ngư già dặn ấy đã có trên 50 năm tuổi nghề, mọi biến chuyển của đại dương ông đều cảm nhận được hết. Trên biển, mặt trời từ từ chìm xuống biển, ánh sáng vàng rực hắt thẳng lên trời cao.

Tôi cứ ngỡ như đó là một hòn lửa khổng lồ bị dìm vào biển nước, sức mạnh vô biên của nó có thể tạo nên những đợt sóng kinh hồn. Đêm cũng từ từ buông xuống. Cái khoảnh khắc giao điểm giữa đêm và ngày thật kì diệu. Nó cứ khiến lòng ta nôn nao khó tả. Trời mới còn đang sáng đáy thôi, bỗng chốc tối sầm lại, vệt sáng tối kéo dài trên mặt biển rồi mất hút tận khơi xa.

Dưới kia, các thuyền viên đã lên thuyền cả rồi, cột buồm rùng rùng chuyển động, cánh buồm căng lên đồng loạt. Bỗng lão ngư hét lớn: “Gió đã thổi, ra khơi thôi!”. Hàng mấy chục thuyền viên đồng loạt “dạ” ran, tiếng vang kinh bạt cả biển trời. Đoàn thuyền thuyền đánh cá rùng mình chuyển động rồi xếp hàng ra khơi. Thuyền này nối đuôi thuyền kia tạo thành một vệt dài trên biển.

Tiếng hát ra khơi lại rộn vang khắp các thuyền. Dân chài lưới đầu sóng ngọn gió nhưng yêu đời lắm. Lần ra khơi nào chúng tôi cũng ca hát. Hát từ bờ hát đến khơi xa. Tôi nhớ rất rõ bài hát ấy chính do lão ngư già hát và chúng tôi hát theo. Hát mãi trong mỗi chuyến ra khơi đến giờ thuộc nằm lòng luôn:

“Ơi biển sâu! Ơi biển sâu
Nơi nào nước chảy, nơi nào cá bơi
Thuyền ta đi tới! Thuyền ta đi tới!
Bao nhiêu năm căng gió buồm khơi
Sóng đã bạc đầu, chim trời mỏi cánh
Bao nhiêu năm cuộc đời hiu quạnh
Nay ra khơi ta bắt cá về.
Ơi hỡi đại dương muôn trùng sóng vỗ!
Ơi hỡi Biển Đông muôn luồng cá chạy!
Ta soi, ta rọi, ta vớt, ta giăng
Đây đoàn cá bạc biển Đông lặng,
Đây luồng cá thu như đoàn thoi
Đây ánh lưng vây con nục trắng…
“Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”
Bao nhiêu năm căng gió buồm khơi
Bấy nhiêu gian khổ ở trên đời
Cuộc đời đã mới, đời đã mới
Hãy tiến lên nào anh em ơi!”

Lời hát cứ dặt dìu theo nhịp sóng biển. Tiếng hát khơi bừng khí thế ra trận. Ai cũng tràn đầy tin tưởng ở trong lòng. Cánh buồm no gió đẩy thuyền lướt mạnh ra khơi.

 

Thoáng chốc, bãi bờ, làng xóm đã mấy hút, không còn nhìn thấy nữa. Lúc này, trăng cũng đã lên cao. mà thú thật, giữa biển khơi bao la, trăng có lên hay xuống chúng tôi cũng không biết nữa. Không lấy gì để so sánh mà biết nó lên hay lặn. Đoàn thuyền vẫn giữ hàng ngũ, trật tự băng băng lao tới. Nhìn cảnh ấy cứ ngỡ như rằng nó đang lướt đi giữa mây cao với biển bằng. Nhiều lúc tôi nghĩ cả đoàn thuyền đang bay chứ không phải đang bơi vì biển và trời gần nhau quá.

Đến 10 giờ đêm là chúng tôi buông lưới. Lão ngư già đã cảm nhận có luồng cá chạy gần đây. Linh tính ông mách bảo thế. Ông lại ra đứng trên mũi thuyền, mắt nhìn vào con nước, đôi tai khẽ rung rung như đang nghe ngóng cái gì đó. Các bạn sẽ không thể tin được rằng chỉ cần ngửi mùi nước biển thôi là ông ấy có thể biết đàn cá đang ở đâu, nhiều hay ít, chìm sâu hay nổi cạn. Ông lấy chèo gõ nhẹ vào mạn thuyền rồi lại lắng nghe. Đôi tai kì diệu của ông dường như có thể nghe được đàn cá đang chạy rộn ràng trong lòng biển sâu sau mỗi tiến gõ. Sau ông lệnh: “Rẽ thuyền, thả lưới”.

Các thuyền viên bắt đầu chuyển hướng, phân làm hai đội. Một đội dùng lưới giăng hình cánh cung đi trước đón cá. Một đội giăng lưới hàng chữ nhất thả lưới chìm đi sau. Xong đâu tất cả, lão ngư già lệnh cho đoàn thuyền đi tới. Mặt biển dội sóng dữ dội do lưới cào vào lòng bể. Chính giữa, luồng nước chảy xiết mạnh như thác lũ. lão ngư già vẫn đứng trên mũi tàu, vững chãi như một cây đinh ba. Bỗng lão phất tay nói lớn: “Cá đã vào, khép lưới lại”.

Các thuyền viên nhanh chóng bẻ lái rẽ thuyền. Những thuyền viên khác lập tức gồng tay kéo dây chão khép lưới lại. Mặt biển lại sôi sục dữ dội. Khi lưới vừa khép, đoàn cá từ dưới sâu dội lên, đội cả lưới định tìm đường tháo chạy. Anh Sáu vội cầm dây chão móc vào cần cẩu, rút miệng lưới lên cao tóm gọn lại. Đàn cá hết đường chạy thoát. Phía sau, đoàn thuyền cào vớt cũng thu được đầy lưới cá.

Lão ngư già quả thật tinh tế. Ông hiểu tính cá rất sâu sắc. Đoàn đi trước vây hình cánh cung dụ cá vào luồng giữa. Khi đụng phải lưới, thế nào một phần cá cũng lặn xuống sâu hơn tìm đường chạy trốn. Thế nên, ông bố trí đội thuyền giăng hàng chữ nhất đi sâu và thả lưới chìm để đón đầu đoàn cá ấy. Quả thật, đoàn cá bị tóm gọn chẳng sót con nào.

Bắt gọn đoàn cá, chúng tôi lại giong thuyền đi. bài hát rộn rã lại vang lên. Tôi nhìn lão ngu già mà thầm kính phục. Đúng thật, gừng càng già càng cay. Đời ông đã có hàng nghìn chuyến đi biển, gian nan nào cũng đã trải qua. Nhớ có lần, trong trận bão cách đây bảy năm, thuyền của ông không kịp về bến để tránh bão. Cơn bão đến thật nhanh, phá nát cả xóm làng.

Trong mịt mù sóng gió, tưởng ông và các thuyền viên đã bỏ mình trong bụng ca. Nào ngờ, khi cơn bão tan, người ta thấy con thuyền lừ lừ từ khơi xa trở về. Không ai tin được đó lại là sự thật. Có người còn nghĩ đó là bóng ma, là ảo ảnh thôi. Đến khi thuyền cập bến, mọi người mới tin.

Chuyến đó, cũng may nhờ tài năng lão luyện của lão ngư già mà cả đoàn viên đã thoát nạn. Họ mang ơn ông đến suốt cuộc đời. Từ mẻ lưới đầu tiên đến quá nửa đêm, chúng tôi kéo ba mẻ lưới nữa, thu được rất nhiều cá tôm. Đến khi thuyền đã đầy cá, lão ngư già lệnh dừng lại và cho thuyền quay trở về.

Đoàn thuyền lại rùng rùng tập kết, xếp thành ba hàng rồi hướng bờ thẳng tiến. Bài hát lại vang lên. Tiếng hát bội thu vang khắp biển trời, lúc khoan thai dìu dặt theo sóng biển, lúc vút cao khí thế cùng gió cùng mây:

 

“…Bao nhiêu năm căng gió buồm khơi
Sóng đã bạc đầu, chim trời mỏi cánh
Bao nhiêu năm cuộc đời hiu quạnh
Nay ra khơi ta bắt cá về.
Ơi hỡi đại dương muôn trùng sóng vỗ!
Ơi hỡi Biển Đông muôn luồng cá chạy!
Ta soi, ta rọi, ta vớt, ta giăng
Đây đoàn cá bạc biển Đông lặng,
Đây luồng cá thu như đoàn thoi
Đây ánh lưng vây con nục trắng…”

Biển với chúng tôi như người mẹ vĩ đại. Biển mẹ che chở chúng tôi, nuôi lớn chúng tôi từng ngày. Có lúc biển mẹ bao dung, hiền hòa, trìu mến. Có lúc biển mẹ giận dữ như muốn trừng phạt những đứa con ngỗ nghịch không biết nghe lời. Cuộc sống dân chài sớm bờ tối biển chẳng ngày nào yên. Nhưng chúng tôi mạnh mẽ, chúng tôi tự hào về công việc của mình. Mỗi chuyến ra khơi bồi đắp trong tôi một tình yêu lớn đối với biển cả.

Thuyền gần tới bờ thì trời cũng hững sáng. Lúc đầu ánh sáng mờ mờ nhưng đã có thể nhìn rõ. Đi một lúc, ánh sáng đã thực rõ. Trên biển là thế nhưng giờ này trên đất liền vẫn còn tối lắm. Chắc các chị em đã sẵn sàng thúng rổ chờ thuyền về rồi.

Mặt trời đội biển nhô lên kỳ vĩ. Đó là khung cảnh ấn tượng nhất mỗi ngày mà chúng tôi vẫn thường thấy. Một chiếc mâm bạc khổng lồ từ từ dưới biển sâu nhô lên rực sáng chói gắt. Ánh sáng kéo một vệt dài trên biển rồi tỏa ra giống hệt như ánh đèn màu mà tôi vẫn thường thấy trong những đêm văn nghệ. Tiếng hát vui mừng cùng gió thổi căng cánh buồm. Có lẽ con thuyền cũng háo hức trở về nên băng băng vượt sóng.

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
CQ
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
GC
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết