I.Điền vào chỗ trống
1. Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1930
là…………………………………………………………...
2.Kết quả to lớn nhất của cao trào cách mạng 1930-1931 là........................
3.Tính chất của các Xô Viết được thành lập ở Nghệ Tĩnh là.........................
4.Phong trào cách mạng 1930-1931 quyền lãnh đạo của ……………………............
5.Sau phong trào cách mạng 1930 – 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành............................
6. Phong trào cách mạng 1930-1931 có ý nghĩa như …………………………………………………...
7. Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX của thế kỷ XX, ……………………xuất hiện ở Đức-Ý-Nhật là nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới..
8.Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (Tháng 7-1935) đã kêu gọi các nước thành lập................................
9.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Tháng 7-1936) đã xác định
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là …………………………………………………...
10. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Tháng 7-1936) đã xác định
nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là.............................
11. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Tháng 7-1936) đã đề ra chủ
trương thành lập ……………………………………………………………………………………….
12.Mục tiêu đấu tranh của phong trào Đông Dương Đại hội là ………………………………………..
13. Cuộc Vận động Dân chủ (1936-1939) là một phong trào…………………………………………..
14. Qua Cuộc Vận động Dân chủ (1936-1939) Đảng đã tích lũy nhiều bài học kinh nghiệm là............................
15. Đầu tháng 9-1939, nhằm vơ vét tiềm lực của Đông Dương, Pháp thi hành chính sách..............................
I.Điền vào chỗ trống
1. Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1930 là kinh tế Việt Nam suy thoái, bắt đầu từ trong nông nghiệp, lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang; công nghiệp suy giảm; thương nghiệp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, giá cả đắt đỏ.
2.Kết quả to lớn nhất của cao trào cách mạng 1930-1931 là hình thành khối liên minh công - nông.
(Từ phong trào 1930 – 1931, lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng, làm cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất sau này. Đây được xem là thành quả lớn nhất của phong trào 1930 – 1931.)
3.Tính chất của các Xô Viết được thành lập ở Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân
4.Phong trào cách mạng 1930-1931 quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản
5.Sau phong trào cách mạng 1930 – 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một bộ phận độc lập, trực thuộc quốc tế cộng sản.
6. Phong trào cách mạng 1930-1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
7. Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền xuất hiện ở Đức-Ý-Nhật là nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới..
8.Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (Tháng 7-1935) đã kêu gọi các nước thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất chống phát xít
9.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Tháng 7-1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến.
10. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Tháng 7-1936) đã xác địnhnhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
11. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Tháng 7-1936) đã đề ra chủ trương thành lập thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
12.Mục tiêu đấu tranh của phong trào Đông Dương Đại hội là mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân. đây là hình thức đấu tranh mới của Đảng có tầm nhìn mới
13. Cuộc Vận động Dân chủ (1936-1939) là một phong trào dân chủ
14. Qua Cuộc Vận động Dân chủ (1936-1939) Đảng đã tích lũy nhiều bài học kinh nghiệm là về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; tổ chức,lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp ; đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các Đảng phái phản động; Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc ; là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa sau này
15. Đầu tháng 9-1939, nhằm vơ vét tiềm lực của Đông Dương, Pháp thi hành chính sách kinh tế chỉ huy: tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới…, sa thải công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm…, kiểm soát gắt gao sản xuất, phân phối, ấn định giá cả.