HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN NGỮ VĂN (PHẦN TIẾNG VIỆT)
Câu 1:Trong câu"Tàu đang ăn than",từ "ăn"được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 2:Từ nào sau đây là từ Hán Việt:gốc đa,bến nước,con đò,gia tài,thiên thư?
Câu 3:Từ"líu lo"có nghĩa là gì?
Câu 4:Trong các từ sau từ nào là từ láy:khanh khách,lộp độp,tươi tốt,lạnh chanh?
Câu 5:Nghĩa của từ là gì?
Câu 6:Từ ghép là gì?
Câu 7:Từ láy là gì?
Câu 8:Từ dơn là gì?
Câu 9:Từ mượn là gì?
Câu 10:Các từ sau là từ ghép hay từ láy hay từ đơn hay từ mượn:con,nấu nướng,thiên thư,xinh xinh?
Câu 11:Viết đoạn văn ngắn giớ thiệu 1 nhân vật trong truyện"Sơn Tinh,Thủy Tinh",trong đó có 1 từ ghép,1 từ láy,1 danh từ chung,1 danh từ riêng.
Câu 3 :
(tiếng hót, tiếng nói) có nhiều âm thanh cao và trong ríu vào nhau nghe vui tai
Câu 5 :
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.
Câu 1: Từ ăn được sử dụng theo nghĩa chuyển.
Câu 3: Líu lo có nghĩa là(tiếng hót, tiếng nói) có nhiều âm thanh cao và trong ríu vào nhau dễ nghe.
Câu 4: Những từ láy là:
Khanh khách, lộp độp, lạnh chanh.
Câu 5: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ, ...) mà từ biểu thị.
Câu 6: Hai từ đơn lẻ trở lên ghép lại tạo thành một từ ghép. Có khi những từ đó đứng một mình không có nghĩa, cũng có khi là có nghĩa khác với cái nghĩa của từ ghép, từ ghép không bắt buộc phải chung nhau bộ phận vần.
Ví dụ: “bảnh chọe”: bảnh và chọe ở đây nếu chúng đứng độc lập một mình thì đều không có nghĩa. Hoặc từ “thiếu nữ” gồm 2 từ có nghĩa ghép lại: thiếu là thiếu niên, biểu hiện độ tuổi; nữ là con gái biểu hiện giới tính.
Ví dụ: Xanh tươi, mát rượi, cổ kính …. Câu lạc bộ, vô tuyến điện … Vô tuyến truyền hình … Về nghĩa của các tiếng tạo thành từ ghép, có các trường hợp sau đây:
– Mỗi tiếng tách ra đều có nghĩa riêng rõ ràng. Ví dụ: “cổ kính” tiếng cổ có nghĩa rõ ràng, tiếng kính có nghĩa rõ ràng.
– Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: “bồ kết” Tiếng bồ không có nghĩa rõ ràng, tiếng kết không có nghĩa rõ ràng.
– Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: “Mát rượi” tiếng mát có nghĩa rõ ràng, tiếng rượi không có nghĩa rõ ràng.
Câu 7:
Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa
Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, láy mà âm điệu
– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh). Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…
-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo…
=> Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh.
– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được.
Câu 8: + Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc.
+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Câu 9:
Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.
Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.
Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.
Từ mượn tiếng HÁN:
Với sự giao lưu trên nhiều bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ Hán được du nhập và phổ biến rộng rãi, không những trong phạm vi người Hán mà được một số dân tộc lân bang đã chấp nhận chữ Hán làm văn tự của chính họ, trong số đó có người Việt, người Hàn, và người Nhật. Ba dân tộc trên nói ba thứ tiếng khác nhau mà cũng không thuộc hệ ngôn ngữ với tiếng Hán nhưng đã mượn chữ Hán một cách quy mô.
Đối với người Việt sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều.
Từ mượn tiếng Anh:Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Vậy nên ở Việt Nam tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông và cũng là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi. Nhờ đó, trong tiếng Việt đã xuất hiện nhiều từ mượn tiếng Anh.
Câu 6 :
Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Câu 7 :
Từ láy là kiểu từ phức đặc biệt , có sử hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng . Phần lớn các từ láy trong tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa