Chuyên đề mở rộng dành cho HSG

LN

Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và R.

TN1: Cho 8g hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 l ở đktc.

TN2: Cho 16g hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 1 khí Z (sản phẩm khử duy nhất) không màu, mùi hắc. Khí Z này được hấp thụ hoàn toàn cvào 450 ml dung dịch KOH 2M thu được 75,2 g muối kali. Xác định R.

NT
27 tháng 5 2019 lúc 18:08

Xét thí nghiệm 2: Khí Z sinh ra từ phản ứng của H2SO4 đặc nóng, có mùi hắc, không màu -> là khí SO2

Khí SO2 phản ứng với KOH tạo ra 2 muối KHSO3 và K2SO3

SO2 + KOH -> KHSO3

SO2 + 2KOH -> K2SO3 + H2O

Đặt số mol KOH ở 2 phương trình lần lượt là a, b

theo phương trình và khối lượng muối thu được ta có hệ phương trình sau:

(1) a + 2b= 0,45*2 mol

(2) (39+1+32+16*3) + (39*2+32+16*3) = 75,2 gam

Giải phương trình (1), (2) -> a=0,1; b= 0,4

theo phương trình -> số mol SO2 = 0,1 + 0,4:2= 0,3 mol

Xét thí nghiệm 1:

Kim loại phản ứng với HCL thu được số mol H2= 4,48:22,4= 0,2 mol

Ở thí nghiệm 2 toàn bộ khí SO2 thu được là do cả 2 kim loại đều phản ứng với axit đặc nóng; -> Với khối lượng 8g như thí nghiệm 1 thì số mol SO2 thu được = 0,3:2= 0,15 mol

Mg hóa trị 2 nên khi phản ứng với HCL hay axit đặc nóng đều sinh ra khí với tỉ lệ mol 1:1. Nhận thấy với khối lượng như nhau nhưng số mol khí thu được khác nhau -> kim loại R có nhiều hóa trị. ( Xét trường hợp hóa trị kim loại R là II và III)

Mg +2HCL-> MgCl2+ H2 (3)

R +2HCl -> RCl2 + H2 (4)

Mg + h2so4-> MgSO4 + SO2 + H2O (5)

2R+4h2so4 -> R2(SO4)3 + SO2 + 4h2o (6)

Đặt số mol Mg= x, số mol R= y

từ các phương trình 3,4,5,6 ta có hệ

x+y=0,2

x + 0,5y= 0,15

Giải hệ trên được x= 0,1; y=0,1

-> mR= 8 - 0,1*24= 5,6 gam

-> MR= 5,6 : 0,1 = 56 (Fe)

Vậy R là kim loại Sắt

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HN
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết