Văn bản ngữ văn 9

NN

Hiện tại trên thị trường có 2 loại sách có cùng chủ đề nói về niềm đam mê và định hướng ngành nghề . Loại đầu tiên là những cuốn sách cho rằng chúng ta phải đi theo đam mê , kiểu kiểu '' tin con tim '' , '' hãy theo đuổi mơ ước của mình rồi bạn cũng thành công , có thể kể đến như tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho hay Sống Với Niềm Đam Mê , ngược lại cũng có những cuốn sách cho rằng phải có kiến thức là chính như cuốn Kĩ năng đi trước đam mê . Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng này .

@Linh Phương , @ Phạm Ngân Hà , .... thiếu ai thì tự điền tên vô , thấy anh chị giúp em với, đang gấp ...

.

DM
23 tháng 2 2018 lúc 21:12

Cho t có ý kiến được không :v

Theo đuổi mơ ước của mình rồi cũng thành công :v ví dụ nhé :v

Ai dân chuyên bóng đá chắc cũng biết rằng Lionel Messi là một người bị nhiễm bệnh còi xương và khó phát triển được (10 tuổi cao 1m27). Và người ta bảo rằng niềm đam mê và trở thành cầu thủ chuyên nghiệp của anh ta sẽ không bao giờ thành công. Nhưng rồi ai nói thế cũng sai vì sau này với niềm mơ ước cùng nỗ lực của anh ta, thì rồi anh ấy lại là 1 trong những cầu thủ vĩ đại bậc nhất thế giới.

Sở dĩ anh ta đạt được những thành tựu ấy là vì anh ta đam mê, và quan trong là kiến thức và kĩ năng anh ta có được trong bóng đá, thêm vào đó là điều kiện được tiếp xúc với trái bóng của anh ta là thứ mà anh ta để tâm duy nhất => Đạt được thành tựu đó.

Các bạn cũng có thể lấy ví dụ từ huyền thoại Frank Lampard để biết rõ thêm những cố gắng anh ta đạt được để trở thành một cầu thủ.

Còn ta lấy những ví dụ khác.

Một ông doanh nhân thành đạt và đã tiếp xúc được với các kế hoạch phát triển marketing từ nhỏ, đã được dìu dắt và phát triển kĩ năng, kiến thức của mình về doanh nghiệp từ bố mẹ. Nhưng khi đã làm doanh nhân rồi, một hôm ông ta xem bóng đá U23 Việt Nam, ông ta lại mơ ước "À nhìn đá thế mình đá cũng được, có khi còn thừa sức vào châu Âu đấy chứ, vì mình hoạt động nghề kinh doanh mà, kinh doanh thì trí óc mình nhanh nhạy, nên đá banh thì cũng chỉ cần nhờ cái óc là chính" => Sai hoàn toàn, ông ta không có 1 chút kiến thức gì về bóng đá, lại không chỉ cần có kĩ năng đầu óc mà phải cần sự khéo léo của đôi chân. Có nghĩa là, phải có kiến thức về việc mình đam mê rồi, mới đam mê được, mới ước mơ được để trở thành sự thật. Còn không thì "Ước mơ sẽ mãi là mơ ước mà thôi".

Nhưng mơ ước cũng là một thứ tốt đẹp :v là món ăn tinh thần không thể thiếu cho những con người sống mơ mộng :v Đời sống này cũng không thể thiếu ước mơ được :v Nếu không ước mơ thì Khoa học hiện tại đâu có phát triển như bây giờ :v.

Ôi ngày xuân em chỉ nói luyên thuyên hão huyền vậy thôi :v các anh chị tin hay không thì tùy các anh chị nhé :v Đừng đè em ra mà chửi tội em :v

Bình luận (18)
CA
23 tháng 2 2018 lúc 20:19

Cụ ác lắm không thèm tag tên cháu vô! Vậy là không tốt nhau, cháu cũng định giúp cụ vậy mà, buồn ghê! Nếu nói đến những thành phần bất hảo trong văn học thì cháu sẽ tự tin nói rằng cháu là " Phế vật".

( Hiểu theo nghĩa nào cũng được nhá vì dù sao cháu cũng sành sỏi văn lớp 9 theo một cách nào đó)

Bình luận (5)
MS
23 tháng 2 2018 lúc 20:33

P.H.A.M.N.G.A.N.H.A hình như có ai tt cj thì phải ớ :)) ok fine

Bình luận (0)
NN
23 tháng 2 2018 lúc 20:46

èo Mashiro Shiina #dungduavsbokcojcachilamothuongthoikhieuthikenhe

Bình luận (3)
NN
23 tháng 2 2018 lúc 21:18

Eò kiểu này chờ tới mai vẫn chưa có câu tl

Huy động lực lượng BFF_1234nguyen minh ngocThảo PhươngTrần Thọ ĐạtLinh Phươnghoang thuy anNguyễn Hải ĐăngNguyễn Thị Mai...

bơi vô đây giúp t Đức Minh

Bình luận (2)
H24
26 tháng 2 2018 lúc 20:13

Đề bài hỏi về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, định hướng ngành nghề, cụ thể là tiêu chí chọn nghề dựa theo niềm đam mê hay theo kiến thức, hiểu biết và kĩ năng trong công việc.
Thực sự thì... đề hỏi chưa được rõ ràng lắm, có phải muốn hỏi chọn nghề theo cái mình yêu hay chọn nghề theo thứ mình giỏi và có thể làm được?
Nếu hiểu như vậy, có thể triển khai bài viết với các ý lớn sau:
- Vai trò quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp (từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường)
- Tiêu chí lựa chọn nghề:
+ Làm thứ mình yêu thích (đam mê): mình sẽ có động lực mạnh mẽ để theo đuổi đến cùng, vượt qua những trở lực để thực hiện công việc.
+ Làm thứ mình có hiểu biết kĩ năng, mình có thể làm tốt: sẽ dễ dàng hơn để ta thành công trong công việc đó.
=> Thực ra, hai tiêu chí này không loại trừ mà bổ sung cho nhau: lựa chọn nghề nghiệp theo niềm đam mê chỉ là bước đầu tiên, muốn thành công, nhất định ta phải nỗ lực tích luỹ kiến thức kĩ năng về công việc để có thể thành công. Ngược lại, khi chúng ta chọn công việc theo năng lực, hiểu biết, sở trường của mình, gắn bó và tận tâm với công việc, ta cũng sẽ có thể tìm thấy niềm đam mê trong công việc mình làm.
Do đó, trong thực tế, tuỳ thuộc vào cá nhân mỗi người mà đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Người có đam mê mãnh liệt với một công việc nào đó thì hãy tiếp tục theo đuổi. Người muốn có những lựa chọn "an toàn", có thể chọn làm những công việc mình có sở trường. Nhưng tốt nhất, vẫn là tìm được những công việc hội tụ cả hai tiêu chuẩn đó, có như vậy, ta sẽ có tiền đề tốt để thành công trong sự nghiệp.

Bình luận (0)