Hiện nay, các giá trị DSVH đang đứng trước nguy cơ mai một do những tác động tất yếu của quá trình hội nhập và mặt trái của cơ chế thị trường. Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo tồn, phát huy giá trị DSVH cồng chiêng trong thời gian tới phải lưu ý các vấn đề sau:
Đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng. Ghi âm, ghi hình các tài liệu, tư liệu về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Nam Tây Nguyên để lưu giữ, bảo quản và phát huy lâu dài.
Tiếp tục nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Nam Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở địa bàn đông đồng bào dân tộc sinh sống và những vùng giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng.
Nghiên cứu, phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội gắn với vòng đời người và vòng đời cây trồng ở các cộng đồng DTTS tại các địa bàn để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng.
Tổ chức biểu diễn, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở các trường học, để nâng cao trình độ thưởng thức của mọi tầng lớp nhân dân về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng dân cư dân tộc Tây Nguyên ở Lâm Đồng. Tổ chức và hình thành các sản phẩm văn hóa du lịch dựa trên tài nguyên văn hóa cồng chiêng vào mục tiêu phát triển kinh tế - du lịch Lâm Đồng.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tạo mọi điều kiện mở rộng nguồn đầu tư khai khác về tiềm năng Văn hóa cồng chiêng.