Bài viết số 2 - Văn lớp 11

TN

HÃY VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
Viết về suy nghĩ của anh chị về ý kiến của tác giả Vũ Khoan về việc ''chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới''

''Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ...Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu .Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo nhưng môn học ''thời thượng '', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ...''

TG
30 tháng 9 2019 lúc 19:08

1. Mở Bài

Bài " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đã để lại những thông điệp lớn lao, mang tầm thời đại.

2. Thân Bài

* Những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm:

+ Để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người→ Con người là nền tảng của sự phát triển

+ Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định.

+ Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức.

+ Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam

* Bài học nhận thức bản thân

+ Mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ, hoàn thiện bản thân.

+ Mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi.

+ Trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm → Cần khắc phục, sửa chữa.

+ Chủ động trong lối sống, sống có mục tiêu, có lý tưởng

3. Kết Bài

- Hành trang vào đời, hành trang xây dựng cuộc đời là tự bản thân mỗi người lựa chọn.

- Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều không lãng phí, đều là những khoảng kí ức đẹp mà khi nhìn lại ta có thể tự hào về khoảng thời gian đã qua, góp mùa xuân tuổi trẻ của mình làm đẹp cho đời, cho đất nước thương yêu.

Bình luận (0)
TP
2 tháng 10 2019 lúc 17:42

Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan. Trong đó có ý kiến như sau: Cái yếu của người Việt Nam là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề. Từ vấn đề này, tác giả gợi ra những phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết để khắc phục những điểm yếu của học sinh.

Thân bài.
a. Đánh giá ý kiến: Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt nam.

b. Giải thích ý nghĩa câu nói:
Con người Việt Nam có rất nhiều điểm mạnh, nhưng bên cạnh cái mạnh vẫn tồn tại cái yếu. Ấy là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề, diễn ra trong hầu hết học sinh trên mọi miền đất nước.

c. Hậu quả của việc "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề”.
- Hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn "thời thượng", các môn liên quan tới thi Đại học, đề cao lí thuyết hơn thực hành (Dẫn chứng). Điểm yếu sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, đất nước.
+ Hơn nữa, do ý thức con người Việt Nam: Chỉ học tập vì mục đích trước mắt, mục đích của cá nhân, không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng.
--> Cá nhân chậm phát triển dần đến đất nước cùng phát triển chậm về mọi mặt.

d. Đề ra giải pháp
- Chúng ta cần phát huy điểm mạnh “thông minh, nhạy bén” và khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ bây giờ.
- Biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành”.
- Tránh học chay, học vẹt để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
- Đề ra mục tiêu học tập, kế hoạch học tập lâu dài và có lộ trình học tập khoa học, hợp lý
- Tăng cường tinh thần học hỏi kinh nghiệm và thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng lực bản thân, hướng đến góp phần phát triển đất nước.

Kết bài: Đánh giá ý kiến và nêu suy nghĩ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết