Văn bản ngữ văn 7

HA

Hãy nêu tác dụng của sự liên kết trong văn bản sau:

   Đường vô xứ Huế quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

LP
5 tháng 10 2016 lúc 17:46

 Trong bài ca dao trên tác giả đã dừng lại ở câu lục. Vì tác giả muốn cho mọi người thấy vẻ đẹp của Huế. Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huê”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn… đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang…

Bình luận (3)
TP
5 tháng 10 2016 lúc 17:49

 Bài ca dao 2 câu lục bát 14 chữ gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Vần thơ: chữ “quanh” hiệp vần với chữ “tranh” làm cho ngôn từ liền mạch, gắn kết, hòa quyện với nhau, âm điệu, nhạc điệu thơ du dương. Các thanh bằng, thanh trắc (chữ thứ 2,4,6,8 ) phối hợp với nhau rất hài hòa ( theo luật thơ ). Các chữ thứ 2,6,8 đều là thanh bằng; các chữ thứ 4 phải là thanh trắc. Trong câu 8, chữ thứ 6,8 tuy là cùng thanh bằng nhưng phải khác nhau:

- Nếu chữ thứ 6 ( có dấu huyền ) thì chữ thứ 8 (không dấu).

- Nếu chữ thứ 6 (không dấu) thì chứ thứ 8 (có dấu huyền).

Về nội dung, câu 6 tả con đường “quanh quanh” đi vô xứ Huế. Phần đầu câu 8 gợi tả cảnh sắc thiên nhiên (núi sông biển trời) rất đẹp: “Non xanh nước biếc”. Phần cuối câu 8 là so sánh “như tranh họa đồ” nêu lên nhận xét đánh giá, cảm xúc của tác giả (ngạc nhiên, yêu thích, thú vị…) về quê hương đất nước tươi đẹp, hùng vĩ

Bình luận (1)
TA
7 tháng 7 2017 lúc 8:45

banhqua

Bài ca dao ba câu lục bát, dừng lại ở câu lục, một hiện tượng độc đáo, ít thấy trong thơ ca dân gian:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô…”

Có nhiều người cho rằng bài ca dao này nói.về cảnh đẹp xứ Huế. Chưa đầy đủ không gian địa lí và không gian nghệ thuật được nói trong bài ca dao rộng lớn hơn nhiều.

Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huế”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn… đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang…

Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,

Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu !

(Nguyễn Du)

“Yêu em anh cũng muốn vô,

Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

(Ca dao)

Câu thứ hai nêu lên một ấn tượng khái quát về cảnh sắc thiên nhiên trên “đường vô xứ Huê”. “Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất dẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ… ‘‘Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú, xinh đẹp, mến yêu.

Câu cuối là lời chào mời chân tình, như một tiếng lòng vẫy gọi: “Ai vô xứ Huế thì vô“… Vô xứ Nghệ hay vô xứ Huế là đến với một miền quê rất đẹp, rất đáng yêu có “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Bởi thế, nhà thơ Huy Cận mới viết:

… “Ai ...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
OM
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
SX
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
VY
Xem chi tiết