a. So sánh
- Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp.
- Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954), Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương.
b. Có sự khác nhau đó vì:
Trong lúc ký Hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Còn trong khi ký Hiệp định Giơnevơ ta đã giành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định sự thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương.
⇒ Chính vì hoàn cảnh lịch sử khác nhau (thế lực giữa ta và Pháp trong từng thời điểm có sự khác nhau) nên đã dẫn đến sự khác nhau đó.
- Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946: ta được công nhận là quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính riêng nằm trong Liên Bang Đông Dương và khối Liên Hiệp Pháp.
Như vậy ta chỉ được Pháp công nhận về mặt quốc gia tự do, không có quốc gia nào khác công nhận chúng ta. Chúng cũng không công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền tự quyết của ta, những điều cơ bản được trong 5 năm nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954): Các nước phải tôn trọng độc lập chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Như vậy, tại Hiệp định Giơ-ne-vơ, ta được nhiều quốc gia công nhận, và các quyền độc lập dân tộc cơ bản được quy định trong nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc cũng được các nước công nhận cho chúng ta.
Sở dĩ có điểm khác nhau này do hoàn cảnh lịch sử cụ thể tại 2 thời điểm.
- Thời điểm năm 1946, ta phải chiến đấu với Pháp, một kẻ thù mạnh trong khi chúng ta vẫn còn non trẻ về mọi mặt, chưa có sự ủng hộ của quốc tế cũng như của đồng minh.
- Năm 1954, lực lượng của chúng ta đã mạnh, ngày càng kiện toàn, chúng ta có phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ, nhân dân thế giới tiến bộ ủng hộ. Pháp ngày càng sa lầy ở Đông Dương, đặc biệt chúng vừa bị ta đánh bại tại Điện Biên Phủ, 1 cuộc đấu có tính chất quyết định. Do đó, việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ với những điều khoản có lợi cho ta là tất yếu.