Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

HH

Hãy nêu 1 số tập tính của các loài chim

PT
16 tháng 3 2018 lúc 11:13

1.Các hình thức di chuyển của chim: Bay, đi, bám
2. *Tập tính kiếm ăn :
- Chim hoạt động liên tục nên tốn nhiều năng lượng , chúng phải săn mồi nhiều , ăn nhiều , nhất là khi sinh sản.
- Lượng thức ăn có khi đến 1/3 khối lượng cơ thể
-Phần lớn chim săn mồi vào ban ngày nhưng cũng có loài chuyên kiếm ăn vào ban đêm như cú mèo.
*Tập tính sinh sản :
- Cách chim tìm bạn đời và xây tổ ấm là một trong những nét lí thú hấp dẫn nhất trong đời sống động vật.
- Tuy chim hiếm khi li dị nhau nhưng trong thế giới loài chim vẫn có hình thức xây dựng gia đình khác nữa
- TẬP TÍNH SINH SẢN : LÀM TỔ
+Làm tổ là một việc gồm hai khâu đồng thời : Thu vật liệu và kết lại thành tổ hoàn chỉnh . Thời gian thu thập tùy thuộc vào vật liệu ở xa hay gần. Chim phải thực hiện một loạt các động tác để biến vật liệu thành tổ.
+Tuỳ từng loài mà vật liệu và cách làm tổ có khác nhau.

- TẬP TÍNH SINH SẢN :ĐẺ TRỨNG
+Chim đẻ ra trứng có vỏ vôi cứng bao bọc.
+Trứng loài chim đà điểu lớn nhất.
+Nhiều loại chim có trứng với màu sắc xanh, vàng , đốm . . .

- TẬP TÍNH SINH SẢN :NUÔI CON
+Trứng thụ tinh được ấp bằng thân nhiệt của chim bố hoặc mẹ.
+Đúng thời gian trứng nở ra chim con.
+Chim con được chim bố mẹ chăm sóc chu đáo.

Bình luận (0)
DS
16 tháng 3 2018 lúc 13:18

Một số tập tính của các loài chim:

Lớp chim với hơn 9.600 loài . Chia thành 3 nhóm chính: Nhóm chim bay , nhóm chim chạy , nhóm chim bơi . Chim bay đại diện là chim bồ câu , có đôi cánh là 2 chi trước phát triển với cơ khoẻ , xương nhẹ , lớp lông vũ cấu tạo đặc biệt thích nghi cho việc bay . Các loài chim nhạn biển Bắc khi bay di trú tránh đông , chúng là những nhà vô địch bay cao ( 3.000m ) và bay xa ( 40.000km ) , hằng năm chúng di chuyển đi về nửa vòng trái đất . Về tốc độ bay , phải kể đến chim cắt , là một loại chim ăn thịt , chuyên săn những loài thú gậm nhấm nhỏ . Ở các nước Trung Á và ở Châu Âu người ta nuôi chim cắt để đi săn . : Nhóm chim bay được có loài thích nghi với môi trường sinh sống ở đầm nước cạn , có chân cao , mỏ dài . Những loài Hồng hạc , cốc đế , cò , sếu … kiếm ăn ở vùng đầm nước .Theo hình dạng của mỏ chim ta thấy : Loài chim bay có mỏ ngắn khoẻ , thường ăn hạt . Mỏ cong và sắc của loại chim ăn thịt như diều hâu , kên kên . Mỏ chim gõ kiến rất cứng , phát triển gắn liền với xương sọ . Mỏ chim hút mật nhỏ , cong , dài để có thể hút mật ở sâu trong đài hoa . Khi bay , các loài chim bay cũng thể hiện cách khác nhau : Có loài đập cách liên tục : như bồ câu , sẻ , chích choè , chim ruồi …. Có loài chim bay bằng cách lượn theo dòng khí nóng bốc lên cao như : diều hâu , đại bàng …. Có loài bay được nhưng thường xuyên bơi lặn như : vịt trời , le le , cốc , thiên nga …. Lông của chúng có cấu tạo đặc biệt , không thấm nước . Nhóm chim chạy có 2 chân phát triển , 2 chi trước kém phát triển , đại biểu là con đà điểu , chạy rất nhanh trên hoang mạc Nhóm chim bơi có 2 cánh kém phát triển , chân ngắn nhưng có màng giúp chim bơi lặn giỏi hơn bay . Tiêu biểu là chim cánh cụt, vịt, ngỗng,.. Chim sống theo đàn cả hàng ngàn con trong một khu vực , tuy nhiên chúng không bao giờ lẫn lộn tổ và con của chúng . Đây là đàn chim cánh cụt . Chúng chỉ có mặt ở vùng biển Nam cực . Tuy nhiên nhiều loài chim sống theo cặp và chiếm cứ một vùng riêng , sẵn sàng đánh trả nếu có chim khác xâm nhập . Người ta lợi dụng tập tính này để làm rập bẩy chim bằng chim mồi . Chim hoạt động liên tục nên tiêu tốn nhiều năng lượng , chúng phải săn mồi nhiều , ăn nhiều , nhất là khi sinh sản . Lượng thức ăn có khi đến 1/3 khối lượng cơ thể . Phần lớn chim săn mồi vào ban ngày nhưng cũng có loại chuyên kiếm ăn vào ban đêm như cú mèo. Chim cú mèo chuyên ăn chuột , rất có ích cho nhà nông .. Nhiều chim chuyên ăn sâu bọ nên giúp cho nhà nông bảo vệ cây trồng . Nhiều loại chim sâu tuy nhỏ bé nhưng đêm ngày săn lùng những con sâu trên cây ăn trái . Vào mùa sinh sản những con chim trống thường hoạt náo hẳn . Chúng khoe những chùm lông đẹp chinh phục con mái . Nhiều con trống có bộ lông ngực đẹp sặc sỡ . Tổ chim Chim thường làm tổ trên vách đá , trong hốc đá , trên cây . Chim thường làm tổ trên cây , trong bọng cây , ở dưới đất , trong các khu nhà cao tầng . . Chim đẻ ra trứng có vỏ vôi cứng bao bọc . Trứng thụ tinh được ấp bằng thân nhiệt của chim , đúng thời gian nở ra chim con . Chim con được chim bố mẹ chăm sóc chu đáo . Ở Việt Nam có trên 800 loài chim , có nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ . Bảo vệ môi trường sống của chim cũng là bảo vệ môi trường sống của chúng ta .
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PM
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VQ
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết