Bài làm
Nhà viên ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Người em là Thúy Vân,, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn thiện trong chân dung và toàn mỹ trong phẩm hạnh.
Nhân dịp Tết thanh minh, hai chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân. Ngày xuânn trôi qua mau như con thoi dệt cửi, thắm thoắt đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông. Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng chuối, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.
Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay.
Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.
Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một tấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người
Nguyễn Du vốn là một thiên tài nghệ thuật trong việc tả người với bút pháp ước lệ tượng trưng, với tài năng ấy, nhà thơ đã dựng lên đầy sinh động bức chân dung chị em Thúy Kiều, thật sự là mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười, khiến độc giả phải cảm thán không thôi. Trong một đoạn trích khác, tài năng miêu tả của Nguyễn Du lại càng được nhấn mạnh, nhưng không phải tả người mà là biệt tài tả cảnh với những vần thơ rất hài hòa sống động, tựa như khung cảnh mùa xuân đang thực sự hiện ra trước mắt. Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc như vậy ta sẽ được thấy trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Cảnh ngày xuân là đoạn trích nối tiếp ngay sau đoạn trích tả tài, sắc của chị em Thúy Kiều. Đoạn trích tả cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong tiết Thanh Minh, cũng trong đoạn trích này số phận của nàng Thúy Kiều cũng phần nào được dự đoán, đồng thời là tiền đề cho cuộc gặp gỡ của Thúy Kiều với mộ Đạm Tiên, với Kim Trọng, bắt đầu một mối tình đẹp nhưng ngang trái.
Đoạn trích giống như một bức tranh với những gam màu sáng, nhưng lạnh tả sắc thiên nhiên, cảnh người du xuân, thể hiện trình độ bậc thầy trong tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 3 phần, đầu tiên là bức tranh phong cảnh thiên nhiên ngày xuân, phần thứ hai là cảnh lễ hội ngày xuân, cuối cùng ấy là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Trong đó có lẽ phần cuối là một phần khá đặc sắc, trong đó có bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du, cảnh ngày xuân đang tươi vui bỗng chuyển màu buồn vì những nỗi vấn vương, nỗi băn khoăn khó hiểu của lòng người.
"Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"
Trong đoạn trích này, cảnh sắc nhuộm một nỗi buồn man mác, lúc này đây, đã là buổi chiều tà "bóng ngả về tây", cảnh hội đã tàn, người cũng đã tan, không đâu vui bằng cảnh hội, cũng chẳng đâu buồn bằng cảnh hội tan. Chị em Kiều mang trong lòng một nỗi buồn, nỗi hụt hẫng bởi ngày xuân chóng tàn, mặt trời nhanh xuống núi, chính vì lòng người buồn thế nên cảnh sắc xung quanh cũng chẳng thể nào vui cho được. Những hình ảnh "tiểu khê", "dòng nước uốn quanh", "dịp cầu nho nhỏ", đều được Nguyên Du thu nhỏ lại, mang một vẻ man mác, dịu dàng, thêm màu nắng nhàn nhạt chiều tà, người ta lại càng cảm nhận nhân được cái thanh, cái trầm lắng của cảnh vật và hơn cả đó chính là nỗi buồn bã, trầm tư đọng trong lòng người. Bởi trước những cảnh vật ấy, con người lại càng thấy mình trở nên nhỏ bé, lạc lõng và cô đơn hơn cả, đặc biệt là Kiều vốn là người đa sầu đa cảm thì nàng lại càng thêm thấm thía điều ấy.
Đặc biệt trong đoạn thơ, còn có sự xuất hiện của một loạt các từ láy như "tà tà", "thơ thẩn", "thanh thanh", "nao nao", đó chính là sự xáo trộn, sự khuấy động âm ỉ trong lòng người, tuy lặng lẽ và im ắng nhưng lại để lại nhiều cảm xúc, khiến người ta dễ nghĩ ngợi vẩn vơ, bởi những bâng khuâng, vấn vương về cảnh xuân đã tàn, những nỗi buồn man mác vì thấy cảnh "tro tàn giấy bay". Trong đoạn thơ có một cảnh tả hành động của Thúy Kiều và Thúy Vân, "Chị em thơ thẩn dan tay ra về", đó là sự kết nối tâm linh tương thông của hai chị em, cái "dang tay" ở đây có thể là cái nắm tay, cái dắt tay thân thiết, cùng chia sẻ tâm trạng, nỗi buồn với nhau mà không cần một từ ngữ nào cả. Nhịp thơ chậm đều dàn trải, càng nhấn mạnh mỗi buồn man mác, gợi một không gian yên ắng cho nỗi buồn ấy được bao trùm khắp cả cảnh sắc, cả con người.
Người buồn khiến cảnh cũng nhuốm màu buồn thêm câu thơ kết đoạn "Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang", dường như có một nhịp ngắt, cái "bắc ngang" ấy là dự đoán một tương lai đầy trái ngang, ắt gặp những trắc trở khó khăn của Thúy Kiều. Nếu đọc thật kỹ và ngẫm lại, thì cuộc đời Kiều tựa như đoạn trích Cảnh ngày xuân vậy, nàng có một khởi đầu rất tươi sáng, vui vẻ, nhưng càng về sau càng buồn dần, dẫn đến kết cục bế tắc, đoạn trường.
http://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-canh-chi-em-thuy-kieu-du-xuan-tro-ve-trong-canh-ngay-xuan-47896n.aspx
Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một đoạn trích hay, thể hiện tài năng kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du, ông không chỉ có tài năng miêu tả người với bút pháp ước lệ mà với cảnh vật tài năng của ông ở phương diện này cũng chẳng hề thua kém, từng vần thơ như được thổi thêm hồn, dần trở nên sống động, tươi đẹp như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Thêm vào đó ở phần sau bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng thường xuất hiện trong thơ Nguyễn Du cũng được đưa vào càng làm nổi bật tâm trạng con người, không cần một lời nói một dáng điệu cử chỉ nào của nhân vật, ta cũng cảm nhận được lòng nhân vật ấy đang chất chứa những nỗi buồn sâu thẳm. Đoạn thơ cũng là một dấu khởi đầu, báo hiệu về cuộc đời đầy biến động và đau khổ của Kiều suốt về sau, tiếc thương cho một nàng giai nhân đa sầu đa cảm, nhưng phận mỏng, mệnh bạc...
#Walker
Tham khảo:
1. (Tả cảnh mùa xuân nói chung): Thấm thoắt mùa xuân đã trôi qua hơn 60 ngày. Trong tiết Thanh minh tháng ba, bầu trời trong sáng, quang đãng. Trong không gian khoáng đạt, trong trẻo ấy, những tia nắng ấm áp, bao trùm khắp nơi, khiến cây cối vạn vật đều tươi vui hớn hở, tràn đầy sức sống. Trên nền trời xanh, từng đàn én chao liệng, rộn ràng như con thoi. Dưới mặt đất, những thảm cỏ non xanh bát ngát trải dài xa tít tắp dường như nối đến tận chân trời. Đâu đó, có một vài cây lê, lá xanh biếc. Giữa màu xanh cành lê, lấp ló điểm xuyến những chùm hoa trắng tinh khôi, khỏe khoắn. Thật là một bức tranh mùa xuân vô cùng tươi đẹp.
2. (Chị em Thúy Kiều chuẩn bị đi hội): Chuẩn bị cho tiết thanh minh, cũng giống như hàng năm, chị em Kiều xin phép cha mẹ đi tảo mộ và chơi xuân. Thúy Vân, Thúy Kiều chọn cho mình bộ quần áo duyên dáng nhất vì năm nay cả hai nàng đều đã đến tuổi cập kê. Vân có khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn phúc hậu như trăng rằm, mỗi lúc cười lộ hàm răng ngà ngọc. Kiều có đôi mắt trong như nước hồ thu, cái nhìn của nàng thăm thẳm, mê đắm. Trong hai chị em, nàng là người cầm kỳ thi họa, tài sắc đều có phần trội hơn. Ngoài tài đàn ca, Kiều còn biết sáng tác. Ai đã từng nghe ca khúc Bạc mệnh của nàng cũng động lòng thương cảm. Hai chị em cài trâm lấp lánh trên tóc, thêm chút trang điểm càng nổi bật vẻ kiều diễm, ai đi qua cũng phải ngoái lại nhìn. Chàng trai Vương Quan thư sinh nho nhã cũng rất chững chạc, vui vẻ đi cùng hai chị.
3. (Tả cảnh lúc lễ hội nhộn nhịp buổi sang): Con đường vào khu lăng mộ đông nghịt người, tưởng như không còn một khoảng trống nào. Người già có, người trẻ có, trai có gái có, ai cũng ăn mặc rất đẹp, quần áo lụa là, gương mặt tươi vui, rạng rỡ, đúng là toàn những tài tử giai nhân. Người thủng thẳng đi ngựa, người ngồi xe, kiệu vàng kiệu đỏ, trông rất oai vệ, theo sau có mấy người hầu khiêng theo đồ vàng mã thờ cúng. Những người quen biết chào hỏi nhau ríu rít, nam thanh nữ tú liếc mắt nhìn nhau hò hẹn kín đáo. Họ đến đây vừa là sửa sang phần mộ tổ tiên, thể hiện lòng thành kính vừa cầu mong tổ tiên ban cho mọi sự may mắn, an lành. Họ thành kính đặt lễ trước bia mộ rồi sì sụp khấn vái. Khắp nơi mùi khói hương càng làm tăng không khí lễ hội ấm cúng, sôi động. Có nhà đã hóa vàng, gió cuốn những tàn tro bay lượn trên đầu mọi người trước khi rụng xuống, thoi vàng bằng giấy đỏ, giấy vàng được rắc khắp mọi nơi cho người thân đã khuất của họ. Sau phần nghi lễ với tổ tiên, các nhóm nam nữ xúm xít lại với nhau, họ chơi trò chạy trên cỏ, nói chuyện trêu chọc nhau, cười đùa vui vẻ.
4. (Cảnh buổi chiều ra về):
Thời gian trôi thật nhanh, mặt trời đã chênh chếch ngả về Tây. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Kẻ chia tay bịn rịn, người hẹn gặp năm sau, dường như ai cũng luyến tiếc vì ngày vui qua nhanh quá. Sau những ồn ào náo nhiệt của buổi sáng, cả không gian đã trở lại tĩnh lặng, chỉ còn lại mùi khói hương vẫn còn vương vất đâu đây. Thấy hai chị còn dùng dằng, lưu luyến chưa muốn về, Vương Quan vội giục:
- Muộn rồi, mình về thôi hai chị ơi.
Như sực tỉnh, Kiều nắm tay Vân, hai người bước đi, nhẹ nhàng, thướt tha. Trong buổi hoàng hôn, một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em men theo một dòng suối nhỏ, hai bên suối là hàng liễu xanh rủ xuống như mái tóc người con gái. Cuối ghềnh là một cây cầu nho nhỏ vắt ngang khiến khung cảnh càng trở nên hữu tình.
Xa xa, trên mặt nước, một làn khói nhẹ lan tỏa mờ mờ bất giác khiến Kiều cảm thấy xao động trong lòng. Bỗng nhiên, nàng như linh cảm thấy có một điều gì đó rất quan trọng sắp xảy ra, có chút gì đó thật trong trẻo, háo hức, nhưng cũng phảng phất một nỗi buồn mà nàng không thể đoán được…