Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

NA

hãy kể 1 câu chuyện cổ tích nói về tình cảm mẹ con

NA
2 tháng 8 2017 lúc 21:19

Ngày xửa ngày xưa, trong một ngôi nhà nọ, người chồng mất sớm chỉ còn hai mẹ con sống bao bọc nhau. Người mẹ thương yêu và chăm sóc con hết mực, người mẹ chăm lo cho con từ miếng ăn hàng ngày cho tới những trò vui đùa của cậu bé.
Cũng chính vì được nuông chiều quá mức ngay từ thuở bé nên cậu bé sinh hư, hay làm phiền lòng người mẹ.

Một hôm, cậu nghịch ngợm, bị mẹ quát, cậu tức giận, liền vùng vằng bỏ đi vì nghĩ rằng mẹ không còn thương cậu nữa. Cậu chẳng hề nghĩ tới người mẹ đang mỏi mắt chờ mong ở nhà.

Cậu lang thang rất nhiều nơi, dân làng thấy cậu bé nhỏ đáng thương nên có người cho cậu cái bánh, cốc nước. Đêm đến, lúc thì cậu ngủ dưới gầm cầu, lúc co ro ở một góc chợ. Người mẹ ở nhà khóc thương vì nhớ con đã mờ cả mắt, người mẹ trách mình đã quát con để rồi không còn tìm thấy cậu, kiệt sức, mẹ cậu gục xuống bên bậc cửa ngôi nhà xưa cũ.

Còn cậu bé, không biết cậu đã đi bao lâu. Đến một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn bắt nạt, cậu ngồi bên gốc cây ven đường và bỗng thấy nhớ mẹ, nhớ về những ngày tháng được mẹ yêu thương, cưng chiều, được ăn những món ăn ngon, nằm ngủ trên chiếc giường êm bên vòng tay mẹ. Cậu nghĩ bụng: “Khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, mình phải quay về với mẹ thôi”.

Nghĩ vậy, cậu liền tìm đường về nhà. Cảnh vật ngôi nhà vẫn như xưa không hề thay đổi. Vẫn mái nhà tranh và khoảng sân rộng nơi cậu và mẹ vẫn chơi đùa cùng nhau khi xưa. Cậu khản tiếng gọi mẹ: “Mẹ ơi mẹ đâu rồi mẹ ơi?” cậu gọi mãi, gọi mãi không thấy ai trả lời, cậu gục xuống một cây xanh bên thềm và khóc. Một điều kỳ lạ bỗng dưng xảy ra.

cành cây bỗng rung mạnh, cây nghiêng cành, một trái to bỗng rơi vào lòng tay cậu bé, cậu cắn một miếng rất to. Cậu kêu lên một tiếng: “Chát quá”. lại một trái nữa rơi xuống, cậu lột vỏ và cắn vào hột của trái, cậu kêu lên: “Cứng quá”. tiếp theo lại có một trái nữa rơi xuống, cậu bóp men quanh trái lớp vỏ mềm dần dần nứt ra một khe hở nhỏ, một dòng sữa trắng sóng sánh tiết ra có vị thơm ngọt như sữa mẹ. Cậu hé miệng hứng những dòng sữa ngọt ngào, Bỗng, cây rung rinh, cành lá rì rào:

“Ăn trái ba lần mới biết được trái ngon
Con cái có ngoan mới biết được lòng cha mẹ”

Cậu nhận ra mẹ mình đã không còn nữa. Cậu bé ngẩng mặt nhìn lên tán lá, thấy lá một bên xanh bóng, còn mặt kia thì lại đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé bỗng nhận ra và òa khóc vì thương mẹ. Nhưng dù cậu có khóc bao nhiêu lâu thì mẹ cậu cũng mãi mãi không trở về, chỉ có cây xanh đang xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. Cậu ân hận rất nhiều nhưng nhận ra đã quá muộn.

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây Vú Sữa để nhớ về người mẹ của cậu bé thương con và chờ con trở về. Còn cậu bé, cậu cảm thấy có lỗi vì đã không biết quý trọng tình thương của mẹ giành cho mình. Giờ đây khi mẹ không còn nữa, cậu tự hứa sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn, biết thương yêu mọi người xung quanh và chăm sóc cây thật tươi tốt.

Bình luận (0)
H24
3 tháng 8 2017 lúc 9:09

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng nhau dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nỗi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn.Lúc đó học sinh ở trường trung học ỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khã năng nên nói với mẹ: “mẹ, con sẽ nghĩ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh ***** sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Đứa con cuối cùng cũng cắp sánh đến trường,nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò tráng suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến, Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem , hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “ bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình.Bà xem gạo nè,có thóc có sạn có hạt cỏ…làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà.Người mẹ lại móc trong túi gở ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách : “đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “thế nào bà nhặt được trên đường đó à” bà mắc cở đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng ,bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẻ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận,nhưng làm ơn để rịêng ra,cho dù thế nào cũng không được để chung,như vậy chúng tôi không thể nào nấu được,nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! gạo nhà tôi đều như vậy cả ,phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “ một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì,lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba,bà lại vất vã vác đến một bao gạo,vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nhạp này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó,bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “ tôi nói thật với ông,gạo này là …tôi đi xin đấy, ông giật bén người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học.

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa dấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đở bà dậy nói: “thật là ngừơi mẹ tốt,tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”.Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắt đầu nói: “đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “à, thì ra bà muốn tôi dấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khểnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “vì gia đình bà quá nghèo ,trường sẽ miễng học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau , đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài?Lại càng làm mọi ngừời ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đỗ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao của người mẹ đi xin,trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài.

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy ngừời phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Lúc đó chúng ta không biết đứa con trong lòng nghĩ gì? Tin tưởng rằng sẽ làm cho cậu ta rung động nhưng không hãi hùng lo sợ. Thế là tuồng kịch tình mẫu tử ấm áp nhất đã được diễn ra. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “mẹ…mẹ của con…” trãi qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

Bình luận (0)
NL
2 tháng 8 2017 lúc 22:06

Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình nọ, người cha mất sớm để lại hai mẹ con. Người mẹ tần tảo nuôi con những mong người con khôn lớn hiếu thảo.

Điều đáng buồn là cậu con trai càng được cưng chiều, càng đâm ra hư hỏng, bất hiếu và không nghe lời mẹ. Bởi vì nhà nghèo, không đủ miềng ăn, người đàn bà cực nhọc trồng bắp, nuôi gà. Có trái bắp nào đủ lớn, bà luộc rồi đưa cả cho con ăn, phần mình ăn chỗ còn thừa lại. Khi nào làm con gà nào, bà cũng để cho con ăn no nê, xong rồi bà kín đáo bòn mót đống xương vụn. Nhưng cậu con trai không thấy điều đó. Cậu không thương mẹ lại còn hỗn xược, ham chơi.Ngày mẹ cậu mất, làm theo lời mẹ dặn cậu ta tìm được loại hạt nhỏ màu vàng dưới gối .

Lòng tham lam, cậu liền làm theo lời mẹ dặn, bỏ hạt vào một chiếc chậu nhỏ, rưới nước vào, rồi bỏ lên lưng quảy về phía hoàng cung.

Đường về hoàng cung rất xa, phải mất cả 6-7 tháng đi đường. Cậu con trai mệt mỏi, tiền hết, lương thực cạn dần. Cậu bắt đầu xin từng bữa ăn và khó khăn lắm mới xin được chỗ trú ngủ qua đêm. Cậu dần dần nhận ra được công lao của mẹ đã cực nhọc nuôi nấng mình trong bấy lâu. Cậu hối hận vì đã đối xử tệ bạc với mẹ.

Về tới hoàng cung, lúc cậu bỏ cái chậu trên lưng xuống, ngạc nhiên vì thấy tự lúc nào, trên lưng cậu có một nhánh cỏ trĩu những hạt nhỏ, màu vành xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, nấu ra ăn thật bùi.

Cậu con trai nhớ thương mẹ, bèn thôi không đem hạt vào cung nữa, mà cậu mang giống hạt ấy về trồng, rồi phân phát cho mọi người cùng trồng nữa… Đó chính là hạt lúa, hạt gạo mà mỗi ngày chúng ta ăn.

Bình luận (0)
MC
2 tháng 8 2017 lúc 22:30

Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, không ngần ngại ngồi tè ra trước mặt mọi người.
Vì vậy , đàn bà trong làng khi đi qua chỗ cô gái thường nhổ nước bọt, có người chạy đến trước mặt dậm chân “ cút đi “, thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
Hồi đó cha tôi đã 35 tuổi, Cha làm việc ở bãi khai thác đá, bị máy chém cụt tay trái, nhà nghèo , mãi không cưới được vợ.
Bà nội thấy cô gái điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi “ đứa nối dõi” sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không mất đồng xu nào, nghiễm nhiên trờ thành chú rể.
Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẳm cháu, miệng bà hóp không còn cái răng nào vui sướng nói” cái ***** điên này mà cũng biết sinh cho bà cái thằng chống gậy rồi”, có điều tôi được sinh ra chỉ có bà nội ẵm , không bao giờ mẹ được đến
Mẹ chỉ muốn được ôm tôi, bao nhiêu lần mẹ đứng trước mặt bà nội dùng hết sức và gào lên “Đưa , đưa tôi “”bà nội cũng mặc kệ. Tôi non nớt đỏ hỏn, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? dù sao mẹ cũng chỉ là con điên.

Mỗi lần mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội trợn mắt lên chửi: “mày đừng có hồng mà bế nó,tao phát hiện mày mà bế nó, tao đánh cái là chết, không chết, tao cũng đuổi mày đi”.Bà nội cương quýêt chắc nịch, mẹ hiểu ra ,mặt mẹ sợ hải khủng khiếp, chỉ dám đứng ở xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được ngụm sữa nào, bà nội đút từng thìa cháo nuôi tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có “ bệnh thần kinh”, nhỡ lây sang tôi thì phiền lắm.
Hồi đó nhà tôi vẫn đang trong cảnh nghèo đói, nhất là sau khi có thêm mẹ và tôi, nên bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại, mà còn thỉnh thoảng gây nên tiếng thị phi.
Một bửa nọ, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay bà xúc đầy bát cơm đưa cho mẹ bảo:” con dâu , nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô, cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà giàu có hơn mà ở, sau này cấm không quay lại đây nữa nghe chưa?
Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội hạ lệnh” tiễn khách “ liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đang ăn rơi lã tã ngoài miệng, nhìn sang tôi đang nằm trong lòng bà, kêu lên ai oán : ‘ Đừng , đừng …”

Bà nội đanh mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét :”Con dâu điên, mày ngang bướng cái gì, bướng thì chẳng tốt lành gì cho mày đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao bọc chở che mày hai năm rồi, còn đòi cái gì nữa, ăn hết bát đấy rồi đi, nghe chưa hả? ”
Nói đọan , bà nội ra sau cửa lấy ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất – nghe phập một tiếng. Mẹ sợ gan như chết giấc, khiếp sợ rồi lại chậm rãi nhìn xuống bát cơm trước mặt, nước mắt đã tứơi đầy bát cơm.
Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà nội một cách đáng thương hại.
Bà nội ngồi thẩn thờ, hóa ra mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bửa mẹ chỉ cần ăn ít hơn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ bề ngoài mà thôi.

Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng hổi đang lăn trên má, rồi quay lại sắt mặt nói:” ăn mau mau rồi còn đi, ở nhà này rồi cô cũng chết đói thôi”. Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm nhỏ núôt cũng không nổi, mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu rồi thất thiểu bước ra khỏi cửa.
Bà nội dằn lòng đuổi : ‘’ cô đi đi, đừng có quay đầu lại, dưới bầu trời này còn nhiều nhà giàu lắm”. Mẹ tôi quay lại, mẹ đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra mẹ muốn được ôm tôi một tí.
Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tả lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẳm tôi vào lòng, môi mẹ nhắp nhắp cười, nụ cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội chằm chặp nhìn mẹ như quân thù, hai tay đã chuẩn bị đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơm điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ tôi chỉ được ba phút, bà nội không đợi thêm được giành tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa.
Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu một chút, tôi mới phát hiện ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ.Tôi tìm cha đòi mẹ, tìm bà nội đòi mẹ, họ đều nói mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn nhỏ trong làng bảo:” mẹ mày la một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi”.

Tôi đòi bà phải trả lại mẹ cho tôi, tôi còn nguyền rũa bà là “bà lang sói”, thậm chí còn hất tung mọi thứ bà đút cho tôi ăn. Ngày đó, tôi làm gì biết” điên “ nghĩa la cái gì đâu, tôi chỉ bíêt cảm thấy nhớ mẹ vô cùng, mẹ như thế nào nhỉ , mẹ còn sống hay không ?
Không ngờ năm tôi 6 tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
Hôm đó mấy đứa bạn chạy như bay tới báo: “Thụ, mau đi xem, mẹ đien mày về kìa: Tôi mừng quá co giò chạy vội ra ngòai, bà nội và cha tôi cũng chạy theo .
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đo áo quần vẫn rách nát, tóc tai còn dính những vụn cỏ khô vàng khè, làm sao ai biết mẹ tôi ở đâu ra.
Mẹ không dám vào nhà, mẹ ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, tay cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.

Khi tôi cùng lũ bạn đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám bọn tôi để tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi nhìn chòng chọc, nhếch mép bảo “ Thụ…. bóng .. . bóng ’.
Mẹ đứng lên, liên tục dơ lên quả bóng bay trong tay, cố dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ mà hằng đêm tôi nhớ thương mong đợi là cái hình người này đây!
Một thằng nhỏ đứng cạnh tôi kêu to ‘ Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa ? là mẹ mày đấy
Tôi tức tối đáp lại “ Nó là mẹ mày, mẹ mày mới là con điên ’,Tôi quay đầu chạy trốn, người mẹ điên này tôi không thèm. Bà nội và cha tôi lại đưa mẹ về nhà.
Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị ray rứt dày vò, bà ngày càng già, trái tim bà không còn sắt thép nữa, nên bà chủ động đưa mẹ tôi về, còn tôi thì bực bội, bởi mẹ làm mất thể diện tôi.
Tôi không bao giờ tươi cười với mẹ, không chủ động nói chuyện với mẹ, chưa bao giờ gọi ‘Mẹ’
Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội nghĩ cách huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi làm đồng bà dạy mẹ quan sát, một thời gian bà nội nghĩ rằng mẹ có thể tự đi cắt được cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong hai bồ cỏ lợn. Bà nội vừa nhìn thì tá hỏa sợ hải, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trổ bông trên ruộng của người ta, bà nội vừa lo vừa giận “ ***** điên , luá và cỏ mà không phân biệt được”.

Bà nội chưa biết xoay xở ra sao thì chủ ruộng lúa bị cắt đã tìm tới mắng bà là cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta bà lấy gậy đánh vào lưng eo con dâu, vừa chửi” Đánh chết con điên, mày cút ngay đi cho bà”. Mẹ tuy điên nhưng biết đau, biết tránh né đầu gậy, miệng lắp bắp sợ hai “ Đừng… đừng…’. Sau cùng, nhà người ta thấy chứơng mắt,chủ động “ thôi chúng tôi không đòi nữa, giử cô ấy chặt đừng để như thế nữa’
Sau cơn sóng gió, mẹ ỏai người khóc thúc thít. Tôi khinh khỉnh bảo “ cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn’.Vừa dứt lời, gáy tôi bị một tát mạnh của bà: bà trừng mắt bảo” ***** kia, mày nói cái gì đấy, mẹ mày đấy”, tôi vùng vằng “ cháu không có lọai mẹ điên này’.
A, thằng này láo, xem tao có đánh mày không, bà nội giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dứơi đất lên, che giữa tôi và bà nội, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt : “ đánh tôi , đánh tôi”.
Tôi hiêu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, cánh tay bà nội từ trên không buông thõng xúôn, bà lẩm bẩm : ***** điên biết thương con đấy.
Khi tôi vào lớp 1, cha tôi vẫn vất vã làm công việc canh hồ cá, mỗi tháng 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm đồng dưới sự chỉ bảo của bà , chủ yếu chỉ cắt cỏ lợn.

Nhớ mùa đông đói rét, năm tôi học lớp 3, trời đột ngột đổ mưa, bà sai mẹ mang ô cho tôi.Có lẽ trên đường trơn ướt mẹ đã ngã ì ạch mấy lần, tòan thân như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ngòai cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng gọi tôi “ Thụ … ô”
Có mấy đứa bạn cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông , vừa óan hận mẹ không biết điều làm tôi xấu hổ vừa hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.Tôi tức lên chộp lấy hộp bút đập mạnh cho nó một phát, nhưng thằng Hỷ tránh được và nó xông tới bốp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau, nó to và mạnh nên tôi dễ dàng bị nó đè xúông đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng ‘vút ’ kéo dài từ bên ngòai lớp học, mẹ như một đại hiệp bay “ ào tới, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.
Ai cũng bảo người điên rất khỏe, đúng như vậy, mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên không trung, nó kinh sợ khóc gọi bố mẹ. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, mẹ thản nhiên đi ra.

Mẹ vì tôi gây ra đại họa, nhưng mẹ coi như không có gi xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, chỉ múôn lấy lòng tôi. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu mẹ vẫn tỉnh táo vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt.
Lúc đó, tôi không kìm được, kêu lên “ Mẹ”, đấy là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sừng sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, mẹ như một đứa trẻ vui mừng, rồi cười ngớ ngẩn. Hôm đó lần đầu tiên hai mẹ con cùng che chung cái ô về nhà.
Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà sợ rụng rời ngã lăn trên ghế, vội vã nhờ người gọi cha tôi về. Cha vừa bước vào nhà, một đám thanh niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì , họ đập nát như tương các thứ trong nhà tôi.
Bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói : con trai tao sợ quá phát điên rồi, đang nằm nhà thương, nhà mày không mang 1.000 tệ trả tiền thuốc thang, tao đốt sạch nhà mày ra ’.
Một ngàn tệ? Cha tôi làm 1 tháng 50 tệ, nhìn họ đằng đằng sắt khí, mắt cha tôi đỏ lên, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt cha dỡ lấy thắt lưng da đánh tới tấp khắp người mẹ.

Trận đòn khủng khiếp, mẹ như con chuột , khiếp hải run rẫy, như con thú săn bị dồn vào đường chết, mẹ kêu lên thảm thiết .
Sau đó trưởng đồn cảnh sát phải đến can ngăn bàn tay bạo lực của cha, kết quả là : cả hai bên đều tổn thất , không ai phải bồi thường ai, nếu ai con gây sự sẽ bắt ngay người đó.
Đám người đi rồi cha tôi nhìn khắp nhà, mọi thứ tan tành, cha lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, bất ngờ cha ôm mẹ vào lòng khóc thảm thiết “ mẹ điên ơi, không phải tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như không đánh thì việc này không dàn xếp nổi, làm sao có tiền mà đền người ta, bởi nghèo khổ mà thành họa đấy thôi”.
Cha lại nhìn tôi” Thụ , con phải cố mà học lên đại học, không thì nhà ta cứ bị kẻ khác bắt nạt suốt đời”. Tôi gật đầu.

Mùa hè năm 2000 tôi đỗ trung học với kết quả xúât sắc, bà nội cực nhọc cả đời nên mất trứơc đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Gia đình tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, nên tôi được chính phủ trợ cấp cho tôi 40 tệ tháng, nhờ đó tôi được tiếp tục học. Gánh nặng tiếp tục đặt lên vai mẹ tôi..
Tôi học nội trú, cha tôi vẫn làm việc với 50 tệ tháng. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu thức ăn xong , thì đưa mẹ mang đến trường cho tôi, mỗi ngày 20 ki lô mét đường núi ngoằn ngòeo làm khổ mẹ tôi phai nhớ đường đi, có ngày gió tuyết mẹ cũng đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào, ngòai tình yêu mẫu tử ra , tôi không biết cách giải thích nào khác hiện tượng này.
Ngày 27 tháng 4 năm 2003, là ngày chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang thức ăn ,mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả cắn một miếng, cười hỏi mẹ” Ngọt quá, ở đâu ra ? mẹ nói: “ tôi …hái…”, không ngờ mẹ tôi cũng bíêt hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: “ mẹ , mẹ càng ngày càng tài giỏi ” , mẹ cười hì hì.
Trứơc lúc về, tôi có thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an tòan, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong tôi bận rộn lo ôn thi cúôi cùng thời phổ thông để thi vào đại học.

Ngày hôm sau , khi đang trong lớp học, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngòai. Thím hỏi , mẹ tôi có đến tiếp tế đồ ăn không ? tôi nói : hôm qua mẹ có đến và về rồi.Thím bảo “ không , mẹ mày đến giờ vẫn chưa về” Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không lạc đường, chặng đường này mẹ đã đi 3 năm rồi, không thể lạc được.
Thím hỏi “ mẹ mày có nói gì không ?” Tôi nói : không , mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi” thím đập hai tay” Thôi chết rồi, hỏng rồi có lẽ vì mấy quả đào dại rồi”.
Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi men theo đường núi về tìm. Đường về , quả thật có mấy cây đào dại, trên cây lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giử được quả, cùng lúc đó chúng tôi nhìn thấy trên cây đào có nột vết gảy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.
Thím nhìn tôi rồi nói” chúng ta xúông khe vách đá tìm “, tôi nói “ Thím, thím đừng dọa cháu”, Thím không nói gì kéo tay tôi đi xúông vách núi.

Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi chung quanh, tay mẹ nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành màu đen nặng nề.
Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi : mẹ ơi , mẹ ơi… mẹ sống chẳng được sung sướng ngày nào.
Tôi áp sát đầu vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá trên đỉnh núi như cũng rớt nước mắt theo.
Một năm sau ngày chôn cất mẹ, thư gọi nhập học của Trường Đại học Hồ Bắc bay thẳng vào nhà tôi.
Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào ngôi mộ cô tịch của me ”Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi. Mẹ có nghe thấy không, mẹ có thể ngậm cười nơi chín suối”

P/s : Mặc dù k p chuyện cổ tích nhưng mk thấy rất cảm động ,bn hãy thử đọc nó nhé !!!

Bình luận (1)
NN
3 tháng 8 2017 lúc 8:46

Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài suốt 6 ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi:

– Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?

Ông Trời đáp:

– Ngươi thấy đấy. Đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 bộ phận có thể thay thế nhau và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có 6 đôi tay.

Vị thần nọ ngạc nhiên:

– Sáu đôi tay? Không thể tin được!

Ông Trời đáp lại:

– Thế còn ít đấy. Nếu nó có 3 đôi mắt cũng chưa chắc đã đủ.

– Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây – vị thần nói.

Ông Trời gật đầu thở dài:

– Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.

Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên:

– Tại sao nó lại mềm mại đến thế?

Ông Trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.”
Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được ông Trời tạo ra.

– Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.

– Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy – ông Trời thở dài.

– Nước mắt để làm gì, thưa ngài – vị thần hỏi.

– Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua.

Bình luận (0)