Tập làm văn lớp 8

NQ

Hãy giới thiệu về Bác Hồ và giới thiệu những bài thơ viết về trăng của người

H24
10 tháng 2 2019 lúc 8:30

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

Các bài thơ Bác Hồ viết về trăng :

1. Vọng nguyệt
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
2. Trung thu
.......
Trung thu ta cũng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
3. Rằm tháng giêng
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
4. Dạ lãnh
Đêm thu không đệm cũng không chăn,
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang
5. Thu dạ
Trước cửa lính canh bồng súng đứng,
Trên trời trăng lướt giữa làn mây;
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp,
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay;
............
6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi"
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
7. Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
8. Đối nguyệt
Ngoài song, trăng rọi cây sân,
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân, việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.
9. Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
10. Đi thuyền trên sông Đáy
Dòng sông lặng ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
Bốn bề phong cảnh vắng teo,
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan.
........
11. Cảnh rừng Việt Bắc
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
12. Chơi trăng
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ?
..........
13. Thư Trung thu 1951
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...

Bình luận (0)
TS
12 tháng 2 2019 lúc 11:03

*"Nhật ký trong tù": Sáng tác khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Gồm 133 bài - chữ Hán. Là viên ngọc quý trong kho tàng văn hoá dân tộc".

* Bài thơ "Ngắm trăng"

Phiên âm
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

- Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.

1. Hai câu đầu.
Cảnh đẹp - khó hững hờ
2. Hai câu cuối.
Người ngắm trăng
Đối ngữ
- Nhân >< nguyệt
- Nguyệt >< thi gia
Câu hỏi tu từ.
Trăng ngắm nhà thơ
Tại sao bài thơ đề từ Bác không nhận mình là nhà thơ mà bây giờ lại nhận mình là thi gia ?

Thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị. Phép đối, nhân hoá, giàu hình ảnh.
Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan.

Qua bài thơ ta thấy được Thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị. Phép đối, nhân hoá, giàu hình ảnh của bác đã thể hiện qua bài thơ , qua đó ta có thể cảm nhận đc Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan của bác lúc đó ..
Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta như được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NQ
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
48
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết