Chương II- Nhiệt học

MC

Hãy giải thích các trường hợp sau

+ Một học sinh bóp nát một viên phấn thành những hạt rất nhỏ và nói rằng đó chính là các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên viên phấn. Theo em ý kiến đó có đúng không? Tại sao?

+ Hãy giải thích khi rắc từ từ một thìa đường tinh và một cốc nước đầy thì nước không tràn ra ngoài và có vị ngọt?

+ Một vật dù nóng hay lạnh đều có nhiệt năng. Theo em kết luận như vậy có đúng không? Tại sao?

+ Tại sao bát, đĩa thường làm bằng bành sứ. Còn nồi, ấm thường làm bằng kim loại?

+ Khi xoa hai bàn tay vào nau, hai bàn tay đều nóng lên. Có thể nói hai bàn tay đã nhận nhiệt lượng từ cơ thể không? Tại sao?

+ Khi nắm chặt đồng xu trong tay, đồng xu nóng lên. Có thể nói đồng xu đã nhận nhiệt lượng tử cơ thể không? Tại sao?

+ Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì có gì giống và khác nhau trong hai hiện tượng trên.

MN
28 tháng 4 2019 lúc 20:55

1,Ý kiến của bạn hs là sai vì các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy, còn những hạt phấn nhỏ mà bạn nhìn thấy chính là các nhóm phân tử phấn của viên phấn

2,Nước không tràn ra ngoài là do giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử đường đã di chuyển và xen vào các khoảng trống ấy nên nước không tràn ra ngoài và có vị ngọt

3,Kết luận vậy là đúng vì nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật mà theo tính chất của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật thì các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng nên các nguyên tử, phân tử luôn có động năng nên dù vật nóng hay lạnh đều có nhiệt năng

4,Bát, đĩa thường làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém nên sẽ giữ ấm cho thức ăn được lâu hơn và khi cầm sẽ đỡ nóng. Nồi ấm thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên sẽ giúp cho thức ăn chín nhanh .

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PD
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
AA
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết