Gấp trang vở đầy màu mực tiếp, đầy kiến thức, đầy những ước mơ tôi bước chân vào đời với tâm thế còn hoang mang chưa biết sẽ làm việc như thế nào và tâm trạng thoáng buồn vì mối tình dang dở. Trên chuyến xe đến chỗ nhận việc làm, tôi gặp một bác họa sĩ, chẳng hiểu sao tự dưng tôi lại có cảm giác ông giống như cha của tôi vậy, ông cho tôi những lời khuyên và giúp đỡ tôi như giúp đỡ một người con. Trong chuyến đi qua Sa Pa ấy, tôi và bác gặp được một anh thanh niên mà mãi sau này tôi vẫn nhớ. Tôi nhớ không phải là tôi thích anh mà tôi nhớ vì ngưỡng mộ anh, kính trọng anh.
Xe dừng bánh tại Sa Pa để nghỉ trưa, bác lái xe hứa sẽ giới thiệu một anh thanh niên cho tôi và bác họa sĩ. Tôi hơi e ngại, sau đó khi nhìn thấy anh mặt tôi bất giác đỏ lên. Anh chạy lên nhà chuẩn bị trước, đôi và bác họa sĩ theo sau. Bước chân lên những bậc thềm đập vào mắt tôi là một thiên đường trên mặt đất, một ngôi nhà nhỏ xinh trên cao và bên cạnh là những luống hoa đủ màu sắc. Ở đó người con trai đang cắt hoa. Tôi vui mừng quá quên mất ngại ngùng chạy đến bên nhận bó hoa từ tay anh. Anh nói là để kỉ niệm lần đầu quen nhau. Chúng tôi có khoảng ba mươi phút để trò chuyện. Anh mời tôi và bác họa sĩ vào nhà để thưa chuyện.
Khi bước vào nhà, chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên trước sự sạch sẽ, ngăn nắp trong ngôi nhà nhỏ xinh ấy. Tôi đưa mắt ngắm những đồ vật trong nhà. Bất giác tôi tiến tới phía bàn đọc sách của anh, khẽ giở cuốn sách anh đang đọc giở ra xem. Trong lúc tôi ngồi đó, anh cầm rót nước mời bác họa sĩ uống và tận tay cầm một chén trà ra bàn cho tôi. Anh rất lịch sự biết tôi đang đọc nên chỉ lặng lẽ để trên bàn. Anh nói về công việc của anh, nói rất cụ thể, rất chi tiết. Tay tôi cầm sách đọc nhưng lại bị chính câu chuyện của anh lôi cuốn. Tôi không nhìn nhưng tai tôi đang nghe. Anh nói xong thì bảo chúng tôi kể chuyện dưới xuôi cho anh nghe. Nhưng bác họa sĩ muốn anh kể về anh tiếp, anh nói đến những khó khăn khi sống ở trên này, anh trả lời câu hỏi của bác họa sĩ về “cô độc nhất thế gian” và “thèm người”. Bác họa sĩ hình như có ý vẽ anh, tôi thấy anh khiêm tốn giới thiệu những người đáng vẽ hơn anh. Trong lúc ấy bác họa sĩ vẫn cứ vẽ, anh vẫn cứ giới thiệu.
Bỗng nhiên tôi lại muốn để lại một cái gì đó cho anh nhớ về tôi giống như anh nói để kỉ niệm lần đầu gặp mặt. Thế nhưng tôi lại chẳng có gì trong ví cả. Hết thời gian tôi với bác họa sĩ được anh tiễn đến tận chân cầu thang ra về. Tưởng là đi được rồi nhưng anh lại chạy với theo trả lại cho tôi chiếc khăn mùi xoa tôi cố tình để lại. Tôi thấy anh thật thà quá, chẳng hiểu sao tôi cảm giác như bác họa sĩ hiểu được ý tôi nên tôi đỏ mặt cầm lại và ra về. Từ chuyến ấy không biết bác họa sĩ có lên đó không nhưng có dịp nhất định tôi sẽ tìm gặp lại anh để nghe anh kể về những giờ ốp thú vị.
Mỗi lần ngắm nhìn luống hoa đang hé nụ trước nhà, tôi vẫn thường mỉm cười mà nhớ lại một kỉ niệm ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ trong cuộc đời mình. Trong chuyến đi đầu tiên công tác, giữa cái nắng rực rỡ của Sapa, tôi may mắn được tiếp xúc và trò chuyện với một người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600m. Anh bình dị mà thật đặc biệt, cuộc gặp gỡ với anh đã khắc một dấu ấn sâu đậm khó có thể phai mờ trong tâm trí tôi.
Ngày ấy, sau một chuyến xe dài lên tới Tà Phỉnh, bác lái xe dừng lại bên đỉnh Yên Sơn, vừa cho mọi người nghỉ ngơi đồng thời cũng kẻ cho tôi và ông họa sĩ già về người thanh niên "cô độc nhất thế gian". Anh "thèm người" tới nỗi chắn cây ngang đường cho xe khách dừng lại để có cơ hội được nghe thấy tiếng người và được trò chuyện trong giây lát. Lời kể hồ hởi gây cho tôi một nỗi xúc động lạ lùng khi trong núi rừng Sapa hiện ra một thanh niên tầm vóc bé nhỏ nhưng nét mặt thật rạng rỡ. Sau đôi lời thăm hỏi và giới thiệu, chúng tôi lên thăm nhà anh - một căn nhà mà tôi nghĩ chắc có lẽ cô độc giữa bốn bề chỉ có mây và rừng. Nhưng không, bước chân tới đỉnh Yên Sơn, tôi ngạc nhiên tới nỗi chỉ kịp " ô " lên một tiếng. Không gian tràn ngập sắc hoa rực rỡ và anh thanh niên đang ôm một bó hoa thật to, mỉm cười nhìn chúng tôi. Quên mất sự ngập ngừng ban đầu, tôi chạy lại bên anh và nhận lấy bó hoa tự nhiên như những người bạn. Anh nói to và rõ ràng những ý nghĩ chân thành ít ai nghĩ và càng ít người nói ra: bó hoa đó để kỉ niệm cho lần gặp gỡ tình cờ mà long trọng này, trong 4 năm đây là đoàn t2 thăm a và tôi là cô gái thứ nhất từ Hà Nội. Bỗng dưng tôi cảm thấy anh thật gần gũi. Cô độc làm sao được con người đang đứng trước mặt - một anh thanh niên rạng rỡ từ nét mặt và trìu mến trong từng cử chỉ? hình như cả tôi và ông họa sĩ đều bị cuốn hút, đặc biệt là khi anh say sưa kể về công việc của mình. công việc của anh đơn điệu, lặp đi lặp lại hằng ngày mà gian khổ lắm. Anh trầm ngâm kể lại những đêm 1h sáng lạnh đến buốt da buốt thịt, những khoảnh khắc lặng im của núi rừng cùng sự đáng sợ của gió và mưa tuyết. Gian khổ như thế nhưng anh đâu có chịu khuất phục! anh vẫn làm việc đều đặn và quả quyết chống lại cái rét căm căm của Sapa bằng tất cả tình yêu công việc và tinh thần tự giác, kỉ luật, trách nghiệm với nghề. Nhưng anh chỉ dừng ở đó bởi có lẽ thời gian đang thúc giục anh. anh mời chúng tôi vào nhà. Đây thực sự là ngôi nhà của một anh thanh niên sống độc thân ư? Một không gian không lớn nhưng sạch sẽ và gọn gàng, đủ biết chủ nhân là con người có nếp sống ngăn nắp và khoa học. Anh không có nhiều vật dụng nhưng giá sách gây cho tôi một sự tò mò đặc biệt. Anh ắt hẳn phải là con người có tâm hồn đẹp và đầy mộng mơ. Thật hiếm có! đọc tên nhưng cuốn sách của anh và chọn lấy một quyển, tôi vừa chăm chú đọc vừa lắng nghe cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và người họa sĩ. Những tâm sự chân thành của anh , tâm sự về công việc, về sự cô đơn mà anh từng nghĩ đến, về lẽ sống và lý tưởng sống anh đã chọn, cả câu chuyện về ông kỹ sư vườn rau hay đồng chí nghiên cứu bản đồ sét. Con người ấy, trong khi kẻ khác còn ngại ngùng rời xa cuộc sống đô thị, lại hứng khởi xung phong tới một nơi hiu quạnh để làm việc và cống hiến, anh và công việc là đôi bởi anh hiểu rõ công việc của mình, mỗi khi nghỉ ngơi sách thành bạn và anh hạnh phúc không điều gì khác ngoài việc được hết mình dâng cho đất nước tuổi xanh và lòng nhiệt huyết luôn cháy sáng. Đó lại là một thanh niên khiêm tốn, dễ gần. có lẽ những ấn tượng quá sức sâu sắc về anh khiến ông họa sĩ già không ngừng hí hoáy với cây bút của mình . Anh đã tặng cho ông một tác phẩm ông hằng mong muốn và tặng cho tôi một bó hoa nào nữa của sự háo hức và mơ mộng. Hình ảnh của anh, cuốn sách lời anh nói khiến tôi thấy rõ hơn cuộc đời cao đẹp của anh, của nhiều người lao động lặng thầm trong lòng Sapa này, và càng tin tưởng hơn con đường tôi đã chọn. Những xúc cảm anh tặng tôi vượt lên mối tình tôi đã bỏ, bằng một thứ ánh sáng diệu kì của lòng tin đã thôi thúc tôi mạnh dạn bước tiếp con đường phía trước. Tôi muốn tặng lại cho anh một vật gì đó nên kẹp lại chiếc khăn mùi soa vào quyển sách của anh. Chiếc khăn sẽ kỉ niệm 30 phút ngắn ngủi nhưng đáng nhớ này. Vậy nhưng trong giờ phút chia tay, có lẽ không hiểu được tấm chân tình tôi gửi lại, anh trả cho tôi chiếc khăn và không quên nói lời chào. Làm sao để anh nhớ về tôi đây? Hình như anh cũng bịn rịn luyến tiếc như cả tôi và ông họa sĩ, sau khi trao cho chúng tôi một giỏ trứng ăn đường, anh vội vã quay về và mất hút trong núi rừng Sapa. Anh xuất hiện đột ngột như một cơn gió rồi biến mất vào mây nhưng những gì anh để lại không mờ nhạt chút nào.
Cuộc gặp gỡ diễn ra đã 2 năm và tôi giờ là một phần của Sapa thầm lặng. Người thanh niên ấy có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhưng dấu ấn về anh vẫn còn vẹn nguyên như ngày hôm qua. Bó hoa dơn, thược dược với đủ màu sắc đã tàn nhưng bó hoa của lòng tin và lý tưởng sống anh vô tình trao cho tôi vẫn đang còn rực rỡ cháy sáng như một ngọn đuốc.
Gấp trang vở đầy màu mực tiếp, đầy kiến thức, đầy những ước mơ tôi bước chân vào đời với tâm thế còn hoang mang chưa biết sẽ làm việc như thế nào và tâm trạng thoáng buồn vì mối tình dang dở. Trên chuyến xe đến chỗ nhận việc làm, tôi gặp một bác họa sĩ, chẳng hiểu sao tự dưng tôi lại có cảm giác ông giống như cha của tôi vậy, ông cho tôi những lời khuyên và giúp đỡ tôi như giúp đỡ một người con. Trong chuyến đi qua Sa Pa ấy, tôi và bác gặp được một anh thanh niên mà mãi sau này tôi vẫn nhớ. Tôi nhớ không phải là tôi thích anh mà tôi nhớ vì ngưỡng mộ anh, kính trọng anh.
Xe dừng bánh tại Sa Pa để nghỉ trưa, bác lái xe hứa sẽ giới thiệu một anh thanh niên cho tôi và bác họa sĩ. Tôi hơi e ngại, sau đó khi nhìn thấy anh mặt tôi bất giác đỏ lên. Anh chạy lên nhà chuẩn bị trước, đôi và bác họa sĩ theo sau. Bước chân lên những bậc thềm đập vào mắt tôi là một thiên đường trên mặt đất, một ngôi nhà nhỏ xinh trên cao và bên cạnh là những luống hoa đủ màu sắc. Ở đó người con trai đang cắt hoa. Tôi vui mừng quá quên mất ngại ngùng chạy đến bên nhận bó hoa từ tay anh. Anh nói là để kỉ niệm lần đầu quen nhau. Chúng tôi có khoảng ba mươi phút để trò chuyện. Anh mời tôi và bác họa sĩ vào nhà để thưa chuyện.
Khi bước vào nhà, chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên trước sự sạch sẽ, ngăn nắp trong ngôi nhà nhỏ xinh ấy. Tôi đưa mắt ngắm những đồ vật trong nhà. Bất giác tôi tiến tới phía bàn đọc sách của anh, khẽ giở cuốn sách anh đang đọc giở ra xem. Trong lúc tôi ngồi đó, anh cầm rót nước mời bác họa sĩ uống và tận tay cầm một chén trà ra bàn cho tôi. Anh rất lịch sự biết tôi đang đọc nên chỉ lặng lẽ để trên bàn. Anh nói về công việc của anh, nói rất cụ thể, rất chi tiết. Tay tôi cầm sách đọc nhưng lại bị chính câu chuyện của anh lôi cuốn. Tôi không nhìn nhưng tai tôi đang nghe. Anh nói xong thì bảo chúng tôi kể chuyện dưới xuôi cho anh nghe. Nhưng bác họa sĩ muốn anh kể về anh tiếp, anh nói đến những khó khăn khi sống ở trên này, anh trả lời câu hỏi của bác họa sĩ về “cô độc nhất thế gian” và “thèm người”. Bác họa sĩ hình như có ý vẽ anh, tôi thấy anh khiêm tốn giới thiệu những người đáng vẽ hơn anh. Trong lúc ấy bác họa sĩ vẫn cứ vẽ, anh vẫn cứ giới thiệu.
Bỗng nhiên tôi lại muốn để lại một cái gì đó cho anh nhớ về tôi giống như anh nói để kỉ niệm lần đầu gặp mặt. Thế nhưng tôi lại chẳng có gì trong ví cả. Hết thời gian tôi với bác họa sĩ được anh tiễn đến tận chân cầu thang ra về. Tưởng là đi được rồi nhưng anh lại chạy với theo trả lại cho tôi chiếc khăn mùi xoa tôi cố tình để lại. Tôi thấy anh thật thà quá, chẳng hiểu sao tôi cảm giác như bác họa sĩ hiểu được ý tôi nên tôi đỏ mặt cầm lại và ra về. Từ chuyến ấy không biết bác họa sĩ có lên đó không nhưng có dịp nhất định tôi sẽ tìm gặp lại anh để nghe anh kể về những giờ ốp thú vị.