Ôn tập lịch sử lớp 8

DT

hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.các nước tư bản đã có biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế

HV
4 tháng 12 2018 lúc 17:40

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.


Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.



Bình luận (2)
NV
4 tháng 12 2018 lúc 20:37

* Hậu quả :

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế của thế giới và Châu Âu

-Hàng năm giải quyết triệu người chết đói

* Giải pháp giải quyết hậu quả khủng hoảng :

- Anh, Pháp cải cách kinh tế xã hội, đổi mới quản lí và sản xuất

- Đức. I-ta-li -a tìm kiếm lối thoát bằng hình thức mới,thiết lập chế độ độc tài phát -xít

- Gây chiến tranh và chia lại thế giới.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 12 2018 lúc 12:28

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với các nước tư bản:

* Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

* Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % (riêng Mĩ giảm 46%), Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản.

* Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa (riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.)

* Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá (riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản), người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa.

* Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng:

• Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp,...

Bình luận (0)
LD
24 tháng 12 2018 lúc 20:31

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1939 :

+ Tàn phá nặng nẻ kinh tế các nước TBCN

+ Sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm

+ Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ

- Các nước Anh , Pháp ,Mĩ vì có nhiều vốn thuộc địa , nguyên liệu thị trường nên thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cải cách kinh tế xã hội .

- Các nước Đức , I-ta-li-a , Nhật Bản vì có ít vốn nguyên liệu thị trường , thuộc địa nên thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách phát xít hoá chế độ chính trị .

+ Đối nội : đàn áp phong trao cách mạng

+ Đối ngoại : đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
KC
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết