Hướng dẫn soạn bài So sánh

PT

giúp mk soạn bài so sánh với

WM
5 tháng 2 2017 lúc 20:21

Soạn bài So Sánh – ngữ văn lớp 6

KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1./ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Ví dụ: Trẻ em như húp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (HỒ Chí Minh)

=> Trẻ em được so sánh với búp trên cành.

Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận (Đoàn Giỏi).

=> Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận.

2./ Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh);
Vế B (nêu tến sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc ở hai vế A);
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;
Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).
Có thể thấy mô hình cấu tạo đó trong bảng dưới đây:

Vế A
(sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh Từ so sánh VếB
(sự vật dùng để so sánh)

(…) Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
3. Nhưng trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến dổi ít nhiều: – Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

(Lê Anh Xuân)

– Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất (Thép Mới).

RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1: Yêu cầu của bài tập nẩy là tìm thêm ví dụ về so sánh đồng loại và so sánh khác loại. Các em cần căn cứ vào mẫu gợi ý trong SGK để tìm ví dụ cho đúng. .

a) So sánh đồng loại:

So sánh người với người: Cụ Hồ là vị cha chung Là sao Bắc Đẩu, là vừng Thái Dương (Ca dao)
So sánh vật với vật: Hè đến, hoa phượng như thép lửa trèn sân trường.
b) So sánh khác loại

So sánh vật với người: Lá liễu dài như một nét mi (Xuân Diệu). / Mẹ già như chuối chín cây (Ca dao).
So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa. (Tố Hữu)
Bài tập 2: Viết tiếp vế B để tạo thành phép so sánh:

Khỏe như voi
Đen như than
Trắng như vôi
Cao như núi Bài tập 3.
Bài Bài học đường đời đầu tiên:

Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua.
Hai cái răng đen nhanh nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
Đã thanh niên rồi mà cánh ngắn cũn đến giữa lưng, hở cả mạn sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.
Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
Bài Sông nước Cà Mau:

Càng đổ gần về về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Ớ đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như đám mây nhỏ.
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu trắng.
Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Bài tập 4: Các bạn chú ý đọc to đoạn từ Dòng sông Năm Căn mênh mông đến khói sóng ban mai.

Bình luận (0)
HM
5 tháng 2 2017 lúc 20:40
I. So sánh là gì?

Câu 1: Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.

a. Trẻ em như búp trên cành.

b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 2:

- Trẻ em được so sánh với búp trên cành. Bởi vì búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập.

- Rừng đước có thể so sánh với hai dãy trường thành vô tận. Vì rừng đướcdãy trường thành đều có nét giống nhau ở chỗ: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc, …

Câu 3:

Trong câu văn của Tạ Duy Anh, so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.

II. Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1: Điền các ví dụ trên.

Soạn bài: So sánh | Soạn văn lớp 6

Câu 2: Nêu thêm một số từ so sánh

(1) Từ hô ứng: Bao nhiêu sợi bún, bấy nhiêu sợi tình

(2) Từ : Tre cánh tay của người nông dân

(3) Từ tựa thể: Miệng cười tựa thể hoa cau.

Câu 3: Cấu tạo của phép so sánh ở những câu dưới đặc biệt ở chỗ:

a. Dùng dấu hai chấm (:) để thay cho từ so sánh.

b. Đảo vị trí của hai vế. Ví dụ "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục".

III. Luyện tập

Câu 1:

a. So sánh đồng loại

- So sánh người với người:

Cô giáo như mẹ hiền.

- So sánh vật với vật:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh)

b. So sánh khác loại

- So sánh vật với người:

Cá nước bơi hàng đàn đen trũ nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng.

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. hoặc: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)

Câu 2: Viết tiếp:

- Khỏe như voi

- Đen như than

- Trắng như tuyết

- Cao như núi

Câu 3:

- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Càng đổ dẫn về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

--> Tương tự, bạn tìm thêm một vài câu khác nhé.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết