Lịch sử thế giới cận đại

H24

giúp mk nha!!!

trình bày hiểu biết về tôn trung sơn và học thuyết tam dân

vì sao giôn rit đặt tên cho cuốn sách là '10 ngày rung chuyển thế giới'

MN
14 tháng 2 2020 lúc 9:45

* Tôn Trung Sơn:

- Tôn Trung Sơn (1866 - 1925), sinh ra ở Quảng Đông, trong một gia đình khá giả.

- Ông học tiểu học và trung học tại Honolulu, thuộc tiểu bang Hawaii, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây.

- Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

* Học thuyết Tam dân:

- Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

- Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924.

Giôn Rit đặt tên cuốn sách của mình là “Mười ngày rung chuyến thế giới” vì:

- Nội dung cuốn sách: tường thuật lại diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga (diễn ra trong 10 ngày).

- Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa vô cùng to lớn (làm rung chuyển cả thế giới). Những ý nghĩa đó là:

+ Đối với nước Nga: Đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh của đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.

+ Đối với thế giới: Cách mạng tháng Mười Nga có tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở tất cả các dân tộc đang bị áp bức, bóc lột. Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển ở một quốc gia chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới. Đây còn là mối e ngại của tất cả các nước đế quốc thực dân thời bấy giờ.

=> Chính vì sức ảnh hưởng to lớn như vậy, 10 ngày diễn ra cách mạng tháng Mười Nga, Giôn Rít đặt tên cho cuốn sách của mình là “Mười ngày rung chuyển thế giới”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
BN
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
GN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết