Tập làm văn lớp 8

NT

giúp mình vs ạ>>>>

Thuyết minh về 1 di tích lịch sử ở quãng ngãi....

MT
1 tháng 3 2017 lúc 12:30
Chùa Thiên Ấn được xem là "đệ nhất phong cảnh" của tỉnh Quảng Ngãi, nằm cạnh con sông Trà Khúc, con sông lớn nhất tỉnh.

Cùng với sông Trà, chùa Thiên Ấn từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất Quảng Ngãi.Chùa Thiên Ấn nằm trên núi Thiên Ấn, núi chỉ là một quả đồi cao trên trăm mét, nằm ở thị trấn Sơn Tịnh, bên bờ bắc sông Trà Khúc, có quốc lộ 24B áp sát chân núi, cách quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Tây.

Sở dĩ núi có tên là Thiên Ấn vì đỉnh núi rộng, bằng phẳng, nhìn xa giống như một cái triện lớn do trời sinh ra. Sườn núi Thiên Ấn có nhiều cỏ tranh, phía Đông sườn núi có chùa Thiên Ấn nằm giữa lùm cây cổ thụ rậm rạp. Ngôi chùa cổ Thiên Ấn này được xây dựng từ cuối thế kỷ XVII, đã được chúa Nguyễn ban cho biển ngạch "Sắc tứ Thiên Ấn tự", năm 1717. Trong khuôn viên chùa có cái cái giếng cổ sâu hun hút tương truyền được đào quết nhiều năm liền, tục gọi Giếng Phật.

Chùa còn có quả chuông lớn thỉnh về từ làng đúc đồng Chú Tượng năm 1845, dưới triều vua Thiệu Trị, tục gọi là Chuông Thần. Giếng Phật, Chuông Thần đều đã đi vào thơ ca và gắn với những huyền thoại lý thú, đi vào thơ ca vịnh cảnh Thủ khoa Phạm Trinh từng có câu: "Giếng Phật mạch sâu mùi nước ngọt/ Chuông Thần đêm vắng giọng đưa thanh". Phía Đông chùa có khu "viên mộ" thiết diện hình lục giác, gồm nhiều tầng, là nơi an táng các vị sư trụ trì chùa.

Ngoài ra, tại đỉnh Thiên Ấn, trên trảng đất bằng phẳng thoáng đãng phía Tây còn có phần mộ của cụ Huỳnh Thúc Kháng, là nơi được nhiều du khách viếng thăm. Từ đỉnh Thiên Ấn du khách có thể ngắm nhìn cả một khoảng không gian bao la, hùng vĩ xung quanh. Nhìn lên: trời Tây là rặng Thạch Bích như một bức thành sừng sững. Nhìn xuống hướng đông có thể thấy cửa Ðại Cổ Lũy, nơi có cảnh đẹp nổi tiếng "Cổ Lũy cô thôn", với mặt biển lấp lánh.

Nhìn về hướng Bắc, Tây Bắc sẽ thấy nổi lên giữa đồng lúa xanh tươi dãy núi Long Ðầu với mình rồng uốn lượn. Nhìn về hướng Nam núi Thiên Bút với cái mỹ danh "Thiên Bút phê vân" hiện lên giữa phố phường tỉnh lỵ Quảng Ngãi.

Tới đây, du khách sẽ được chứng kiến một vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh sơn thuỷ hữu tình sông Trà núi Ấn, một không gian trang nghiêm của chùa chiền, một cõi "tiên bồng" của mảnh đất Quảng Ngãi.

Chùa Thiên Ấn đã được Bộ Văn hoá - Thông tin và Du lịch công nhận là di tích quốc gia từ năm 1990. Mik chỉ nghĩ được vậy thui! bucminhSai thì bỏ qua nha! Chúc bạn học tốt
Bình luận (0)
CC
29 tháng 1 2018 lúc 20:37
Chùa đựng xây dựng trên núi Ân thuộc tỉnh Quảng Ngãi, hướng vào sông Trà Khúc. Không biết chùa có từ bao giờ? Bao nhiêu tuổi? Nhìn dáng cổ xưa, tôi nghĩ rằng chùa đã có từ lâu lắm. Vườn chùa rộng, có tường thành bao quanh. Đầu ngõ, hai trụ cổng đúc bằng xi măng sừng sững, cao khuất đầu người lớn. Hai cánh cổng ngõ bằng sắt thật đồ sộ, cửa luôn rộng mở như sẵn lòng chào đón khách thập phương, chào đón những con người có lòng hướng thiện. Bên ngoài cổng có những khóm trúc vàng râm mát, lâu nay vẫn đứng đấy, yên bình và thanh thản. Đây là nơi để mọi người nghỉ chân, uống nước chuẩn bị cho cuộc hành trình bên trong. Những gian hàng nước nối liền nhau, đủ loại nước ngọt, kẹo, bánh,... phục vụ khách tham quan. Bước vào bên trong, sân chùa thật sạch đẹp. Tượng Phật Bà đầy lòng nhân hậu hướng về phía trước, xung quanh là những khóm hoa rập rờn trong vòm lá xanh non. Đâu đó, tiếng rù rì của những chú ong nâu cẫn mẫn đi tìm mật, tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, tiêng chuông chùa thỉnh thoảng ngân vang,... Tất cả đã làm cho con người có một cảm giác yên bình, dễ chịu. Về phía tây nam của vườn chùa sẽ gặp mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, khói nhang nghi ngút quyện với hoa, lá, cỏ cây. Ai đến thăm chùa cũng đều nhớ ghé thăm mộ cụ, tưởng nhớ đến công lao của cụ Huỳnh trong sự nghiệp cách mạng - tưởng nhớ đến một vị tiền bối đã công hiến đời mình cho dân tộc Việt Nam. Đi về phía bắc là hồ sen bát ngát hoa. Những búp sen tinh khiết rung rinh trong vòm lá. Nước hồ trong xanh, những chú cá lượn lờ tùng toẵng. Hòn non bộ giữa hồ sừng sững như tưởng nhớ về những chặng đường lịch sử, nhớ về một thời oanh liệt của những người con của núi Ân, sông Trà. Đi thẳng về phía đông, ta sẽ gặp giếng Phật. Giếng sâu thăm thẳm nhưng nước trong vắt, mát rượi. Nhìn giếng nước, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: “Ngày xa xưa ấy, một vị sư đào giếng để lấynước. Đào mãi, đào mãi nhưng không có mạch nước ngầm. Vị sư quyết đào giếng thật sâu để mong có nước phục vụ nhà chùa. Đến một ngày kia, mạch nước xuất hiện nhưng vị sư đã mất tích. Vị sư ấy đã ra đi khi hoàn thành ý nguyện. Và từ đó, giếng có tên là giếng Phật”. Vườn chùa, giếng nước đều có ý nghĩa thật lớn lao. Bước vào đền chùa cũng vậy. Nơi đây đã giáo huấn con người hướng về cái thiện, làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời. Tượng Phật trang nghiêm, nhang trầm, đèn nến nghi ngút. Tất cả như gợi nhắc con người hãy làm điều nhân nghĩa, hãy mở rộng vòng tay nhân ái, sống vì mọi người, tình cảm, thuỷ chung,... Nhìn đền chùa ta phát hiện một nền văn hiến lâu đời, những cây cột tròn, đen bóng, vững chãi. Những con rồng đá được điêu khắc công phu. Chuông đồng thỉnh thoảng ngân vang, tiếng đọc kinh của sư cụ đi vào lòng ngưòi. Bàn thờ Phật với khói hương nghi ngút đã làm cho con người có cảm giác ấm áp lạ lùng, nhớ ơn tổ tiên, nhó' ơn cội nguồn dân tộc. Chính những vẻ đẹp của nền văn hiến, chùa Thiên Ân là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan, thu hút mọi người hướng về chính nghĩa.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MB
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
PY
Xem chi tiết