Ôn tập lịch sử lớp 6

HC

giúp mình với mọi người ơi

1, tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi ?

2,em có nhận xét gì về chính sách cai trị và bóc lột của nhà lương đối với nước ta ?

3, theo em, sau hơn 1000 năm đô hộ, tổ tiên chúng ta đã để lại cho chúng ta những gì? nhân dân ta giữ được phong tục, tập quán gì? ý nghĩa của điều này?

BT
23 tháng 4 2017 lúc 19:03

2.Nhận xét về chính sách của nhà Lương đối với Giao Châu : tàn bạo, mất lòng dân. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền đô hộ

Bình luận (0)
BT
23 tháng 4 2017 lúc 19:05

3.Sau hơn 1000 năm ñấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta: - Lòng yêu nước.

- Tinh thần ñấu tranh bền bỉ vì ñộc lập của đất nước.

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

nhân dân ta vẫn giữ được phong tục , tập quán : Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giày…

-Ý nghĩa: chứng tỏ phong tục, tập quán của dân tộc ta có một sức sống mãnh liệt ,không gì có thể tiêu diệt ñược .

Bình luận (0)
BT
23 tháng 4 2017 lúc 19:05

3.Sau hơn 1000 năm ñấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta: - Lòng yêu nước.

- Tinh thần ñấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

nhân dân ta vẫn giữ được phong tục , tập quán : Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giày…

-Ý nghĩa: chứng tỏ phong tục, tập quán của dân tộc ta có một sức sống mãnh liệt ,không gì có thể tiêu diệt được .

Bình luận (0)
BT
23 tháng 4 2017 lúc 19:02

1.Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NM
Xem chi tiết
BA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LQ
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết