Ôn tập lịch sử lớp 6

NM

Giúp mình 5 câu sau nhé. Ai trả lời được mình tick hết, giúp từng câu cũng được

1. Em hiểu thế nào về chính sách cai trị của các trieuf đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kì IV.

2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào đối với nước ta?

3. Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.

4. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc? Chính sách nào là thâm độc nhất? Vì sao?

5. Ngô Quyền đã chuẩn bị chống quân Nam Hán như thế nào? Tại sao nói chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc.

Giúp nha

TN
8 tháng 5 2016 lúc 10:36

1. Chính sách cai trị:

 - Với những chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo, đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn vè mọi mặt. Đặc biệt, chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hóa nhân dân ta.

2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ là;

 - Hành chính chia thành 6 châu: Giao Châu, Hoàn Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu.

 - Chủ trương: chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức quan trọng.

 - Đặt ra hàng trăm thứ thuế.

3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là:

  a, Về xã hội:

 - Phân hóa ngày càng sâu sắc.

  b, về văn hóa:

- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận, huyện.

- Nho giáo, Phật giáo, Nho giáo và các luật lệ, phong tục du nhập vào nước ta.

- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói cỏa nước ta.

- Sinh hoạt theo nét sống và phong tục của mình: xăm hình, ăn trầu, nhộm răng, làng bánh trưng, bánh giầy,...

- Nhân dân ta học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

Bình luận (2)
TM
23 tháng 4 2016 lúc 21:02

5.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán nh­­ư thế nào?

 - Ngô Quyền ( 898- 944) Người Đường Lâm ( Hà Tây)

- Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức.

- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn để trừ hậu hoạ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán nhân cớ đó Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2.

- Năm 938 vua Nam Hán sai con Lư­­u Hoằng Tháo sang xâm lư­­ợc n­­ước ta.

- Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. Ông cho quân đóng bãi cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng ở nơi hiểm yếu  và bố trí quân mai phục 2 bên bờ.

Bình luận (0)
TT
23 tháng 4 2016 lúc 21:06

 4. Em có nhân xét gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc ? Chính sách nào là thâm độc nhất ? Vì sao ?

Trả lời :

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc rất tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt :

+ Đưa người Hán sang cai trị tới cấp quận; đến thời Đường cai trị, người Hán trực tiếp cai quản đến các huyện.

+ Dưới huyện, xã, hương là người Việt quản lí, nhưng theo sự chỉ đạo của người Hán.

+ Bắt dân ta nộp các loại thuế, nhất là thuế sắt và thuế muối.

+ Cống nộp các sản vật quý.

+ Lao dịch nặng nề.

+ Đưa người Hán sang ở với ta, bắt dân ta theo phong tục Hán.

- Chính sách thâm hiểm nhất là muốn đồng hóa dân tộc ta vì muốn xóa sổ tên của nước ta, biến nước ta thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc, biến dân ta thành dân Trung Quốc.

Có gì sai thì bạn thứ lỗi ! ngaingungok  

Bình luận (0)
TT
23 tháng 4 2016 lúc 21:19

2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào đối với nước ta ?

Trả lời :

- Về hành chính, chia nước ta thành quận, huyện, đặt tên mới : Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

- Phân biệt đối xử.

- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.

Có gì sai thì bạn thứ lỗi ! ngaingung ok

Bình luận (0)
TT
23 tháng 4 2016 lúc 21:39

3. Nêu những chuyển biến về xã hội và văn háo ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.

a) Xã hội :

- Phân hóa ngày càng sâu sắc.

b) Văn hóa :

- Mở trường dạy chữ Hán ở quận, huyện.

- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và những luật lệ, phong tục du nhập vào nước ta.

- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

- Vẫn giữ nếp sống riêng và giữ phong tục cổ truyền.

- Học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

Có gì sai xin bạn thứ lỗi ! ngaingungvui

Bình luận (0)
TM
24 tháng 4 2016 lúc 9:27

-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính,

-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

Bình luận (0)
NT
5 tháng 5 2016 lúc 15:06

thuc hioen chinh sach dong hoa

xoa bo quoc ngu dai viet. xap nhap vao trung quoc dat nuoc ta la giao chi

bat phu nu va tre em dua ve trung quoc 

che do boc loc va cong nop nang ne

chinh sạh cai tri tan bao

Bình luận (0)
NT
5 tháng 5 2016 lúc 15:10

lolangLịch sử lớp 6ucche

Bình luận (0)
DT
14 tháng 1 2017 lúc 21:16

câu 5: Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

Bình luận (0)
NH
11 tháng 3 2018 lúc 18:44

1.

Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao.
Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam quốc). Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Àu Lạc cũ).
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh trực tiếp cai quản các huyện.
Trong thời gian này, nhân dán Giao Cháu vẫn phải chịu nhiều thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt), lao dịch và nộp cống (các sản vật quý, sản phẩm thủ công và cả thợ khéo).
Thứ sử Tôn Tư bắt hàng nghìn thợ thủ công sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).
Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.

2.

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu.
Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành : Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
Nhà Lương chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.
Thứ sử Giao Châu bấy giờ là Tiêu Tư đã đặt ra hàng trăm thứ thuế: người nào trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế... Sử sách Trung Quốc thú nhận : Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”.
3.

Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
4.

-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

5.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.



Bình luận (0)
H24
19 tháng 3 2021 lúc 12:30

1. Chính sách cai trị:

 - Với những chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo, đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn vè mọi mặt. Đặc biệt, chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hóa nhân dân ta.

2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ là:

 - Hành chính chia thành 6 châu: Giao Châu, Hoàn Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu.

 - Chủ trương: chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức quan trọng.

 - Đặt ra hàng trăm thứ thuế.

3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là:

  a, Về xã hội:

 - Phân hóa ngày càng sâu sắc.

  b, về văn hóa:

- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận, huyện.

- Nho giáo, Phật giáo, Nho giáo và các luật lệ, phong tục du nhập vào nước ta.

- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói cỏa nước ta.

- Sinh hoạt theo nét sống và phong tục của mình: xăm hình, ăn trầu, nhộm răng,

4. Em có nhân xét gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc ? Chính sách nào là thâm độc nhất ? Vì sao ?

Trả lời :

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc rất tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt :

+ Đưa người Hán sang cai trị tới cấp quận; đến thời Đường cai trị, người Hán trực tiếp cai quản đến các huyện.

+ Dưới huyện, xã, hương là người Việt quản lí, nhưng theo sự chỉ đạo của người Hán.

+ Bắt dân ta nộp các loại thuế, nhất là thuế sắt và thuế muối. làng bánh trưng, bánh giầy,...

- Nhân dân ta học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

5.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán nh­­ư thế nào?

 - Ngô Quyền ( 898- 944) Người Đường Lâm ( Hà Tây)

- Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức.

- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn để trừ hậu hoạ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán nhân cớ đó Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2.

- Năm 938 vua Nam Hán sai con Lư­­u Hoằng Tháo sang xâm lư­­ợc n­­ước ta.

- Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. Ông cho quân đóng bãi cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng ở nơi hiểm yếu  và bố trí quân mai phục 2 bên bờ.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
TI
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết