Bài 14 : Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

TA

Giúp mình với ạ th2 mình thi rồi làm ơn đi ạ! 1 câu thôi cũng được!

1. Diễn biến các cuộc cách mạng tư sả lớn trên TG?

2. Phong trào công dân nửa đầu TK XIX?

3. Công xã Pais ( sự thành lập, tổ chức bộ máy, chính sách)?

4. Các nước Anh, Đức, Pháp, Mĩ cuối TK XIX, đầu TK XX

5. CM công nghiệp của nc anh diễn ra như thế nào?

6. Những thành tựu Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội của TG từ TK XVIII-Tk XIX

7. Ấn độ, Trung Quốc ?

8. Nội dung cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Minh Trị?

Giúp mình với ạ, 1 câu cũng đc

MN
4 tháng 11 2018 lúc 10:29

Câu 8

Các nước tư bản phương Tây (Mĩ. Nga, Anh Pháp...) ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”. Trước tình hình ấy. Nhật Bản cần có si: lựa chọn : hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây. hoặc canh tân để phát triển đất nước.
Tháng 1 - 1868, sau khi lên ngôi. Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy Tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế. chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.
Về kinh tế Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống ... phục vụ giao thông liên lạc.
Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nám Chĩnh quyến ế- thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
Về quân sự : Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

Câu 6

1. Khoa học tự nhiên

Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài

2. Khoa học xã hội

Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.


Bình luận (0)
TT
4 tháng 11 2018 lúc 10:23

cái này là lịch sử lớp 8 đúng ko

Bình luận (1)
TT
4 tháng 11 2018 lúc 10:43

tháng 1- năm 1868, sau khi lên ngôi thiên hoàng minh trị đã thực hiện 1 loạt chính sách cải cách tiến bộ . Nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy Tân minh trị, được tiến hình trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị , xã hội, văn hóa , giáo dục, quân sự

Về kinh tế: chính phủ đã thi hành nhiều chính sách cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá , cầu cống.... phục vụ giao thông liên lạc

về chính trị, xã hội: chế độ nông nô bãi bỏ. đưa quý tộc tư sản hóa và đại quý tộc lên nắm quyền, thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KH-KT , trong chương trình dạy, cử học sinh ưu tú đi du học ở phương tây

về quân sự: quân đội được tooe chức và huấn luyện theo kiểu phương tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng......

Bình luận (0)
LT
6 tháng 11 2018 lúc 20:58

1,

* Diễn biến cuộc cách mạng tư sản Anh:

- Tháng 8-1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.

- Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

- Tháng 1-1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599-1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

- Năm 1653, nền độc tài quân sự được thiết lập. Bước thụt lùi của cách mạng.

- Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan, con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

* Diễn biến cuộc cách mạng tư sản Hà Lan:

- Tháng 8-1566, nhân dân miền Bắc Nê-đéc-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

- Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang Nê-đéc-lan đàn áp dã man những người khởi nghĩa.

- Tháng 4-1572, quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc.

- Tháng 1-1579, hội nghị U-trếch tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường và tổ chức quân sự, chính sách đối ngoại.

- Năm 1581, các tỉnh miền bắc được thống nhất thành một nước cộng hòa với tên gọi “Các tỉnh liên Hiệp” hay Hà Lan.

- Năm 1609, Hiệp định đình chiến được giữa Tây Ban Nha và Hà Lan được ký kết, nhưng đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận.

* Diễn biến cuộc cách mạng tư sản Pháp:

- Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14-7-1789, khởi nghĩa của nhân dân Pari phá ngục Baxti.

+ Tháng 8-1789, thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

+ Ngày 11-7-1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh động viên quân tình nguyện.

+ Tháng 4-1792, Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Tháng 9-1791, Chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo - Phổ bùng nổ.

- Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa):

+ Ngày 10-8-1792, Khởi nghĩa của nhân dân Pari lật đổ nền quân chủ lập hiến, chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương được gọi là phái Girôngđanh.

+ Ngày 21-9-1792, Quốc hội khai mạc, phế truất nhà vua, thiết lập nền Cộng hòa thứ nhất.

+ Ngày 21-1-1793, Vua Lu-I XVI bị xử chém.

- Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, đỉnh cao của cách mạng): phái Gia-cô-banh đã có những biện pháp tích cực nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao, như:

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất - đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân, qua đó động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.

+ Tháng 6-1793, thông qua Hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ.

+ Ngày 23-8-1793, thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”.

+ Ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ. Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân,…


Bình luận (0)
LT
6 tháng 11 2018 lúc 21:05

3,

- Ngày 26 - 3 - 1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử. hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Cơ quan cao nhất của Nhà nước mới là Hội đồng Công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật. Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.

- Công xã đã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân :
-Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không được dạy kinh Thánh.
- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.
- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
- Quy định giá bán bánh mì.
- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
Công xã Pa-ri trở thành một Nhà nước kiểu mới.

Bình luận (0)
LT
6 tháng 11 2018 lúc 21:08

5,

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất : tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới". Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
KM
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết