Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 8

H24

Giúp mình soạn đề cương nha. Các bạn chuyên địa nhào zô

1. Vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng Việt Nam.

2. Ý nghĩa vị trí Việt Nam về mặt tự nhiên

3. Đặc điểm chung khí hậu Việt Nam, nguyên nhân?

4. Những thuận lượi và khó khăn do khí hậu mang lại.

5. Các mùa, thời tiết và khí hậu Việt Nam, nguyên nhân?

6. Đặc điểm các khu vực địa hình nước ta, ý nghĩa địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

7. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

KM
5 tháng 5 2019 lúc 21:59

C1: Vị trí và giới hạn lãnh thổ

a) Vùng đất liền

Diện tích đất tự nhiên của nước ta, bao gồm đất liền và hải đảo là 331 212 Km2

(Niên giám thống kê 2006).

b) Vùng biển
Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. Các đảo xa nhất về phía đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa II
c)Vùng trời
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
d) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
Vị trí địa lí có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi đặc điểm của môi trường tự nhiên nước ta.
Những điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta là :
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

C2:

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vị trí tạo thuận lợi cho nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật

vô cùng phong phú.

- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên.

- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

C3:

Bình luận Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
-Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...

Giai thich :Do anh hg cua dia hinh,lanh tho keo dai tu Bac vao Nam su hoat dong cua cac khoi khi

-Do anh huong bien doi khi hau toan cau

C4: Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. Đó là cơ sở tự nhiên giúp cho nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu nước ta cũng lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến phức tạp. Vì vậy, chúng ta phải luôn sẵn sàng, tích cực và chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất.

Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam.

C5 1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)

+ Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
+ Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
+ Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
– Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.

2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
– Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
+ Nhiệt độ cao > 25oC
+ Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
– Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.

C6: Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam.

Y nghia:

Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng a. Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên - Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi) - Tài nguyên: Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng. - Sinh vật: Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú. Cũng do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo) Hạn chế: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. b. Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội - Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc. - Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế. - Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới. c. Đối với an ninh - quốc phòng (AN - QP) - Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á: Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á (lục địa) và Đông Nam Á (hải đảo), một khu vực giàu tài nguyên, một thị trường có sức mua đang tăng, một vùng kinh tế rất năng động. Như vậy, đây là nơi rất hấp dẫn với các thế lực đế quốc thù địch, mặt khác đây cũng là khu vực rất nhạy cảm trước những biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới. - Trên đất liền: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra trên đất liền Việt Nam có đường biên giới rất dài với các nước láng giềng (4500km): Dọc biên biên giới với Trung Quốc và Lào núi liền núi, sông liền sông, không có những trở ngại lớn về tự nhiên, (ngược lại) có các thung lũng, đèo thấp thông với các nước láng giềng; Với Cămpuchia, không có biên giới tự nhiên, mà là châu thổ mênh mông trải dài từ Cà Mau đến tận Biển Hồ (việc xác định mốc biên giới giữa hai nước còn là vấn đề cần đàm phán để thống nhất). - Trên vùng biển: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra với đường biên giới trên biển: Bờ biển nước ta dài (3260km), giáp với rất nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Brunây, Xingapo, Thái Lan, Cămpuchia. Biển Đông rất giàu tài nguyên tôm, cá,... Thềm lục địa rất giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí...), lại án ngữ đường biển quốc tế nối hai đại dương lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta về mặt chiến lược đối với kinh tế, an ninh – quốc phòng. Như vậy, vị trí địa lý nước ta có nét khá độc đáo so với các nước trong khu vực. Đó là: Nằm ở nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới và các luồng di cư trong lịch sử; Ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Điều đó đã làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng và phong phú mà nhiều nơi trên thế giới không có được; Cũng tại khu vực này trong chiến tranh (nóng - lạnh) còn là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn lớn, trong xây dựng lại là nơi hội tụ nhiều cơ hội phát triển. Đăng 6th May 2015 bởi Unknown 0 Thêm nhận xét
Bình luận (0)
KM
5 tháng 5 2019 lúc 22:00

1. Giá trị của tài nguyên sinh vật.

a. Giá trị về kinh tế

Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng sinh hoạt Cung cấp một số loại thực phẩm, lương thực Nhiều loại có khả năng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả Cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các ngành thủ công nghiệp

b. Gía trị về văn hoá, du lịch

Sinh vật cảnh Tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh Nghiêm cứu khoa học

c. Môi trường sinh thái

Điều hoà khí hậu, tăng ôxi, làm sạch không khí Giảm ô nhiễm môi trường Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán Ổn định độ phì của đất

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

Rừng nguyên sinh ở Việt Nam còn rất ít, chủ yếu là rừng thưa mọc lại Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp 35 – 38% diện tích đất tự nhiên Chất lượng rừng giảm sút, có nhiều loại cây quý hiếm đã cạn kiệt. Biện pháp khắc phục: Ban hành chính sách luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

3. Bảo vệ tài nguyên động vật

Nhiều loại động vật quý hiếm bị tuyệt chủng Gần 365 loài cần được bảo vệ tránh nguy cơ tuyệt chủng. Biện pháp bảo vệ: Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
YY
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết