Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

GH

Giúp mình nhanh với :

Viết VB cảm nhận :

Đề 1 : vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương với Trương Sinh qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Đề 2 : số phận của Vũ Nương

H24
25 tháng 9 2019 lúc 16:12

Đề tài người phụ nữ từ bao đời nay luôn được các nhà văn quan tâm. Họ quan tâm đến vẻ đẹp của người phụ nữ hay cả số phận bất hạnh của họ. Và Nguyễn Dữ đã chọn người phụ nữ làm nhân vật chính trong tác phẩm của mình. Chuyện người con gái Nam Xương được trích trong “Truyền kì mạn lục” viết về nhân vật Vũ Nương người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh.

Đọc Truyện người con gái Nam Xương người đọc ấn tượng về nhân vật Vũ Nương một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng chăm lo cho hạnh phúc gia đình “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của màng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. Nàng cảm thấy thông cảm trước nỗi gian lao, vất vả của chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” Để rồi khi còn một mình ở lại quê nhà nhưng nàng vẫn là người phụ nữ thủy chung “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.” Nỗi nhớ thương kéo dài năm tháng “ Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”

Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, người mẹ yêu thương con. Nàng chăm sóc mẹ chồng chu đáo, cơm nước thuốc thang lễ bái lời nói hành động đã chứng tỏ nàng là người con dâu hiếu thảo tạo ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp. Đay cũng chính là cách nhìn cách viết mới của tác giả khi nhìn nhận về quan hệ của mẹ chồng nàng dâu ở xã hội phong kiến. Là một người mẹ nàng vô cùng yêu thương con của mình. Sau khi xa chồng nàng sinh bé Đản và một mình nuôi dạy con. Và khi bị chồng nghi oan nhưng vẫn giãi bày, giải thích để mong hàn gắn hạnh phúc gia đình, hành động chọn cái chết để minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Đó chính là lòng tự trọng của Vũ Nương. Và ngay cả khi được sống ở thế giới thần tiên sung sướng nhưng nàng vẫn nặng lòng nhớ đến gia đình và quê hương. Cuộc trở về của Vũ Nương kết thúc truyện cùng với lời từ biệt “ Đa tạ tình chàng thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa.” Lờ từ biệt đẫm trong nước mắt trong tâm trạng buồn mà sáng lên vẻ đẹp của con người coi trọng ơn nghĩa và tấm lòng vị tha.

Mặc dù là người phụ nữ đẹp người đẹp nét nhưng Vũ Nương lại có số phận bất hạnh. Với cuộc sống gia đình người chồng đa nghi và đó là nguyên nhân dẫn đến cảnh gia đình tan vỡ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi hạnh phúc của người phụ nữ phải sống xa chồng. Cuộc sống cô đơn, buồn tẻ một mình “ Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” những từ ngữ chỉ thời gian, những câu văn biền ngẫu hình ảnh mang tính ước lệ “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” chỉ thời gian hết mùa xuân lại đến mùa đông mà Trương Sinh vẫn chưa trở về làm cho Vũ Nương càng lo lắng nhớ thương trông đợi. Gánh nặng gia đình phải chăm sóc mẹ, sinh con một mình mà không có chồng bên cạnh với bao nỗi vất vả. Nàng còn bị chồng nghi oan, bị đánh đuổi, mắng nhiếc. Cuối cùng nàng phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

Truyện ngắn với cách xây dựng cốt truyện tập trung vào nhân vật Vũ Nương. Tạo tình huống đặc sắc, bất ngờ, miêu tả nhân vật thông qua lời nói và hành động để bộc lộ tính cách. Sử dụng các câu văn biền ngẫu mang tính ước lệ cùng với yếu tố hiện thực kết hợp với hoang đường kì ảo. Tất cả các yếu tố nghệ thuật đã góp phần khắc họa nhân vật Vũ Nương người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Với nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ thành công ở thể truyền kì mà là người có trái tim nhân đạo ông bày tỏ lòng cảm thương cho số phận Vũ Nương bằng cách dùng những lời văn hay nhất để ngợi ca vẻ đẹp của nàng. Đó cũng chính là sự đóng góp thành công cho tác phẩm.

Đọc truyện mà khơi gợi trong nỗi chúng ta niềm xót xa thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội chưa. Và người phụ nữ ngày nay không ngừng chau dồi học hỏi để phát triển bản thân mình.

Bình luận (0)
TP
25 tháng 9 2019 lúc 17:38

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.

II. Thân bài

1. Phân tích nhân vật Vũ Nương

- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương

+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ

+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp

+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng

+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

+ Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé

+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu

+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già

+ Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng

+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

2. Ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm

- Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

- Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, son sắt, nhân hậu...

- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, phê phán nhiều thói xấu trong xã hội như thói gia trưởng, thô bạo, bất bình đẳng giới... luôn chà đạp, vùi dập người phụ nữ

III. Kết bài

- Tác giả Nguyễn Dữ với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động, Chuyện người con gái Nam Xương khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn

- Truyền kì mạn lục trở thành áng thiên cổ kì bút trong nền văn học trung đại Việt Nam khi góp tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
GH
Xem chi tiết
GH
Xem chi tiết
9V
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
GI
Xem chi tiết
QV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết